Văn bản sau thuộc phương thức biểu đạt nào?
Đàn đáy là một nhạc cụ họ dây, chỉ gẩy. Xưa kia chỉ dùng đệm cho hát ả đào. Đàn có bầu cộng hưởng hình thang, đáy lớn khoảng 25cm nằm phía trên, đáy nhỏ khoảng 22cm nằm phía dưới, hai cạnh bên khoảng 35 cm, dày 7 – 9cm. Mặt đàn bằng gỗ xốp, thường là gỗ cây ngô đồng, còn gắn thêm mảnh gỗ hình chữ U có lỗ để mắc gốc dây đàn. Cần đàn dài khoảng 1,2m, gắn 10 – 12 phím gọt bằng tre. Đàn đáy có 3 dây bằng tơ xe, cách nhau một quãng bốn, ứng với nốt sol – đô – fa. Tiếng đàn ấm, dịu và đục, đi với giọng nữ kết hợp tiếng phách tre hài hòa, có khả năng thể hiện những cung bậc tinh tế của tình cảm.
(Từ điển bách khoa Việt Nam, tập I, Hà Nội, 1995)
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 dòng) nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua hai câu thơ: Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Trong vai một hướng dẫn viên du lịch hãy viết bài giới thiệu với du khách về một nét văn hóa cổ truyền của một dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng (dân tộc Chu Ru)
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)
Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích?
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)
Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao?
Hình tượng Bánh trôi nước trong bài thơ cùng tên của nữ sĩ Hồ Xuân Hương không chỉ miêu tả về một món ăn dân tộc, mà còn ngụ ý nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội lúc đó, đồng thời khẳng định vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của họ.
Đoạn văn trên muốn nói tới đặc điểm nào của ngôn ngữ nghệ thuật?
A. Tính truyền cảm
B. Tính hình tượng
C. Tính thẩm mĩ
D. Tính đa nghĩa
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi :
(1) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
(Tục ngữ)
(2) Thân em như hạt mua rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
(Ca dao)
(3) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Hỡi đồng bào toàn quốc
Chúng ta muỗn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tôc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội , ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.