Những nguyên tố nào sau đây có cùng cộng hóa trị trong các hợp chất khí với hiđro.
P, S, F, Si, Cl, N, As, Te.
Công thức phân tử hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. S. B. As. C. N. D. P.
Có các nhận định
(1) S2- < Cl- < Ar < K+ là dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử.
(2) Có 3 nguyên tố mà nguyên tử của nó ở trạng thái cơ bản có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 4s1.
(3) Cacbon có hai đồng vị, Oxi có 3 đồng vị. Số phân tử CO2 được tạo ra từ các đồng vị trên là 12.
(4) Các nguyên tố: F, O, S, Cl đều là những nguyên tố p.
(5) Nguyên tố X tạo được hợp chất khí với hiđro có dạng HX. Vậy X tạo được oxit cao X2O7.
Số nhận định không chính xác là :
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:
Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br.
Cho nguyên tố Cl (Z=17) a). Viết cấu hình e đầy đủ và thu gọn của Cl? b) Xác định vị trí của Cl trong BTH? Giải thích. b) Là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích. c). Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi? Công thức oxit? d) Hoá trị với hidro (nếu có)? Công thức với hidro? e) Công thức hiđroxit tương ứng? Tính axit hay bazo?
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?
A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1e.
B. Tạo ra với hidro hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Có số oxi hóa – 1 trong mọi hợp chất.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
Nguyên tố X có hoá trị cao nhất trong oxit là a và hoá trị trong hợp chất khí với hiđro là b. Nêu mối quan hệ giữa a và b.
Điện hoá trị của các nguyên tố O, S trong các hợp chất với các nguyên tổ kim loại kiềm đều là
A. 2 -
B. 2+
C. 6 -
D. 6+