“Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quangcảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túplều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, nhữngđống gỗ cao như núi chất dựa vào bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyềnbuôn dập dềnh trên sóng... Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừngxanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.Nh...
Đọc tiếp
“Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang
cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp
lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những
đống gỗ cao như núi chất dựa vào bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền
buôn dập dềnh trên sóng... Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng
xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.
Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những lò than hầm gỗ được sản xuất loại
than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng- sông
chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và nơi đây người ta có thể cập thuyền lại,
bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu
địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật
dụng cần thiết, đến bộ quần áo may sẵn hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà
không cần phải bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi,
những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các
giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo,
hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.”
(Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 4. Em thấy đoạn văn này giống và khác với ba đoạn văn đầu trong văn bản (về đối
tượng và cách thức miêu tả) như thế nào? Vì sao người dân Cà Mau còn đặt tên cho “chợ
Năm Căn” là “chợ nổi Năm Căn”?