Tham khảo mạng nha
siêng năng lên đi
*Dàn ý
I, MB:
Thiên thu ghi tạc tình sông núi
Hạnh phúc muôn đời nghĩa phu thê
Đó là hai câu thơ nói về tình cảm, sự thủy chung, son sắt trong nghĩa vợ chồng. Khi yêu nhau rồi nên nghĩa vợ chồng người ta luôn mong muốn được ở gần bên nhau. Nhưng một khi phải chia ly thì người ở lại sẽ mang nhiều tâm trạng. Và minh chứng sự chia ly đó là tình cảm vợ chồng trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn. Trong tác phẩm này người vợ khi phải tiễn chồng ra trận một nơi xa xôi, nguy hiểm, chưa biết đến ngày trở về, ngoài nỗi nhớ thương chồng thì sự cô đơn, lẻ loi đã bao trùm lên tâm trạng của người chinh phụ, đặc biệt qua 8 câu đầu đoạn trích "Tình cản lẻ loi của người chinh phụ"
II, TB
1, Giới thiệu chung
* Hoàn cảnh sáng tác: Vào đầu thời Lê Hiển Tông , có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ bỏ người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm động trước nổi khổ đau mất mát của con người nhất là người vợ lính trong chiến tranh. Ông đã sáng tác bài thơ này.
* Nội dung đoạn trích: Nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinhphụ
2, Phân tích
a, Ngoại cảnh:
-Từ ngữ diễn tả ngoại cảnh: hiên vắng, rèm thưa, đèn, hoa đèn, bóng hoè phất phơ và các âm thanh: tiếng gà gáy, tiếng trống cầm canh.
- Không gian:
+Hiên vắng, rèm thưa: không gian tẻ nhạt, vắng vẻ và buồn.
+Ngọn đèn: Bạn duy nhất của người chinh phụ. Song, vật vô tri này có hiểu được nổi lòng của chinh phụ không? Hay “Thiếp lòng riêng bi thiết mà thôi”. Khối buồn đau riêng người chinh phụ chịu đựng, không ai chia sớt giải tỏ nổi lòng. Đối diện với ngọn đèn trong đêm tối cô quạnh, bóng người chinh phụ vò võ trong đêm thể hiện sự khát khao đồng cảm chia sẽ, giải bày tâm sự. Hình ảnh người phụ nữ vò võ trong đêm tối cũng từng xuất hiện trong ca dao, Truyện Kiều: “Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt”. (Ca dao)
-> Nhớ thương người yêu. “Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi” (Truyện Kiều-Nguyễn Du): Nổi nhớ của Thuý Kiều về Thúc Sinh sau buổi chia tay.
+ Dùng để tả không gian tối tăm mênh mông. Giữa đêm tối ngập tràn, ánh sáng ngọn đèn không đủ để tỏ sáng cả không gian. Mà đó chỉ là một điểm sáng loe loét giữa màn đêm u tối. Hay có thể nói rằng: Ngọn đèn sáng lên để thấy cả một vùng đang ngập tối. Đây chính là biện pháp nghệ thuật đặc trưng trong thơ cổ: dùng ánh sáng để tả bóng tối.
+Hoè phất phơ: gợi cảm giác hoang vắng của vùng đất sâu và xa. ìÂm thanh: tiếng gà gáy và tiếng trống. Âm thanh xuất hiện báo hiệu trời đã khuya. Đồng thời, sự xuất hiện này cũng không làm tan biến cái vẻ tĩnh lặng mà nó làm tăng thêm sự tịch mịch của không gian, tạo ấn tượng về một đêm thanh vắng lạnh người. Bởi âm thanh phát ra rồi chìm dần vào bóng tối. Ở đây, tác giả và dịch giả đã dùng động để tả tĩnh tạo nên ưu điểm cho bài thơ.
- Thời gian: “Khắc giờ đằng đẳng như niên Mối sầu dằng dặt tựa miền biển xa”
+Biện pháp nghệ thuật so sánh phóng đại: khắc giờ như niên, mối sầu như biển.
+Kết hợp với các từ láy “đằng đẳng, dằng dặt”: diễn tả tâm trạng nặng nề, dai dẳng. àSự cảm nhận thời gian của nhân vật cho thấy nàng trong tâm trạng sầu muộn, lo âu, chờ đợi, khắc khoải. Đồng thời, ôm trong lòng nổi buồn đau nặng trĩu, dai dẳng theo thời gian, sâu và rộng lớn như biển. Thời gian trôi đi một cách nhạt nhẻo, buồn chán.
-> Ngoại cảnh được tác giả miêu tả khá kĩ. Sự lựa chọn từ ngữ để diễn tả không gian, thời gian và âm thanh rất phù hợp với tâm trạng nhân vật. Các từ: hiên vắng, rèm thưa, đèn, gà eo óc, hoè phất phơ đều giống nhau ở nét nghĩ vắng và lặng. Cho nên, tâm trạng cô đơn lẻ loi, buồn đau và sự chờ đợi mỏi mòn không còn ẩn trong nội tâm mà tuôn ra gắn liền với ngoại cảnh. Người đọc có thể cảm nhận được, thị giác được nổi lòng của người chinh phụ. Ở đây, tác giả đã lấy cái hữu hình để tả cái vô hình. Quả thật: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu-Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
b.Cử chỉ, hành động,:
-Từ ngữ diễn tả hành động:
(1) “Dạo, gieo từng bước; ngồi, rủ thác đòi phen”: Người chinh phụ đi đi lại lại ở hiên nhà. Rồi vào phòng, nàng ngồi kéo rèm lên xuống trông tin của chim thước nhưng chẳng thấy. ->Lo lắng, nhớ mong, ngóng trông tin tức của chồng. Sự lặp lại của hành động cho thấy sự tù túng, bế tắt của người chinh phụ.
=>Nàng không thoát được nổi cô đơn, lẻ loi trong đêm vắng mà lại thêm đau khổ. Tâm trạng cô đơn, khắc khoải ngày càng sâu đậm và da diết khi người chồng đi chiến trận không biết khi nào trở về. Qua đó, ta thấy thái độ quan tâm, lo lắng cho chồng, khát khao vợ chồng như loan phượng có đôi, sắt cầm réo rắt.
3, Đánh giá chung
a, ND: oạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nổi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ, khát khao được sống trong tình yêu hạnh phúc lứa đôi.T
b. -Nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
3, KB: Khẳng định lại vấn đề
*Bài viết tham khảo
Thiên thu ghi tạc tình sông núi
Hạnh phúc muôn đời nghĩa phu thê
Đó là hai câu thơ nói về tình cảm, sự thủy chung, son sắt trong nghĩa vợ chồng. Khi yêu nhau rồi nên nghĩa vợ chồng người ta luôn mong muốn được ở gần bên nhau. Nhưng một khi phải chia ly thì người ở lại sẽ mang nhiều tâm trạng. Và minh chứng sự chia ly đó là tình cảm vợ chồng trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn. Trong tác phẩm này người vợ khi phải tiễn chồng ra trận một nơi xa xôi, nguy hiểm, chưa biết đến ngày trở về, ngoài nỗi nhớ thương chồng thì sự cô đơn, lẻ loi đã bao trùm lên tâm trạng của người chinh phụ, đặc biệt qua 8 câu đầu đoạn trích "Tình cản lẻ loi của người chinh phụ"
“Chinh phụ ngâm” ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII, đầu đời Lê Hiển Tông, khi phong trào khởi nghĩa nông dân diễn ra liên miên, triều đình điều binh lính đi dẹp loạn. Điều đó dẫn đến việc nhiều gia đình rơi vào cảnh ly biệt kẻ ở người đi, vợ mất chồng, mẹ mất con. Số phận và bi kịch của những con người nhỏ bé trong cái xã hội phong kiến đang đứng bên bờ vực thẳm ấy đã lay động trái tim của Đặng Trần Côn.
Khi cảm nhận 8 câu đầu bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta thấy sau khi tiễn chồng ra trận, người chinh phụ bơ vơ chốn khuê phòng vắng lặng, lạnh lẽo, nỗi khổ tâm của nàng được bộc lộ qua hành động và ngoại cảnh.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.”
Không gian “hiên vắng”, “ngoài rèm”, “trong rèm” là không gian chật hẹp, tù túng vắng lặng và hiu hắt chỉ có vang vọng tiếng bước chân của người lẻ bóng. Đây là một không gian nghệ thuật đã góp phần thể hiện tâm trạng của người chinh phụ. Không gian vắng lặng lúc này là để giãi bày nỗi lòng mình và càng tô đậm thêm sự lẻ bóng của nàng.
“Hiên vắng” bởi lẽ không có người quan trọng nhất kề bên nàng lúc này. Tâm trạng người chinh phụ cô đơn, lẻ loi trải dài khắp không thời gian. Ở mọi không gian, khoảnh khắc người chinh phụ đều chỉ một mình một bóng. Người chinh phụ dạo bước trong hiên vắng, vừa đi vừa thầm đếm bước chân mình, như đếm từng ngày chồng đi.
Cảm nhận 8 câu đầu bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta thấy những bước chân lặng lẽ của nàng nặng trĩu u sầu, đong đầy thương nhớ, như bước chân người cung nữ trong “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều: “Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ”. Sự bồn chồn, khắc khoải, mong chờ được khắc họa qua những hành động lặp đi, lặp lại, hết đứng lại ngồi, hết ra ngoài hiên rồi lại bước vào phòng, kéo rèm trông tin chim thước rồi lại rủ rèm. Những hành động vô nghĩa ấy được lặp đi lặp lại trong vô thức, nàng chẳng còn bận tâm mình đang làm gì bởi tâm trí nàng giờ dồn hết vào người chồng đang nơi chiến trận biên ải xa xôi.
“Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”
Khi cảm nhận 8 câu đầu bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta thấy không gian ngày càng tù túng. Với nàng, không gian lúc này chỉ được xác định bằng vị trí của tấm rèm “trong rèm”, “ngoài rèm” mà thôi. Không gian càng thu hẹp như tâm trạng của người chinh phụ lúc này ngày càng chìm trong cô độc. Nàng khát khao được đồng cảm, sẻ chia mong tin chim thước đến báo tin chồng trở về nhưng chim thước nào có đến, mong ngọn đèn hiểu thấu và soi tỏ nỗi lòng mình nhưng đèn lại vô tri vô giác không thể cùng người an ủi, sẻ chia nỗi buồn cô lẻ.
Nàng nhận ra rằng càng hi vọng, mòn mỏi trông chờ nàng càng hụt hẫng, tuyệt vọng. Khát khao sum vầy đoàn tụ, khát khao hơi ấm gia đình của nàng càng khiến nàng đau đớn, thất vọng. Câu hỏi tu từ và điệp từ “rèm” lặp lại ba càng đẩy nàng vào bế tắc, cái bế tắc của xã hội phong kiến suy tàn, của triều đình loạn lạc khiến niềm tin của con người về tình yêu, hạnh phúc không còn giá trị. Có thể thấy, cảm nhận 8 câu đầu bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ khiến ta đồng cảm và thương cảm xiết bao về số phận cũng như tâm trạng mòn mỏi đợi chồng của những người phụ nữ xưa.
Người chinh phụ hết mong ngày, lại mong đêm, khi bóng tối cô đơn tịch mịch kéo xuống bao trùm lấy nàng, nàng chỉ có thể làm bạn với bóng đèn. Nhưng ngay ở câu thơ sau nàng lại phủ nhận:
“Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.”
Bởi đèn vô tri chỉ có thể soi tỏ bóng dáng cô quạnh của nàng nhưng làm sao có thể chia sẻ được. Tấm lòng này chỉ có một mình mình biết, một mình mình hay. Trong quá trình cảm nhận 8 câu đầu bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta thấy từ “bi thiết” là một động từ mạnh cực tả cảm giác cô đơn và sự khát khao được đồng cảm của chinh phụ trong đêm vắng.
Điệp ngữ bắc cầu “Đèn biết chăng” – “đèn có biết” đã góp phần cho thấy biên độ nỗi nhớ trong nàng ngày càng tăng. Hình ảnh ngọn đèn không chỉ làm nổi bật sự cô quạnh khát khao chia sẻ của nàng mà còn là nhân chứng cho thấy người chinh phụ đã thao thức canh dài. Đặng Trần Côn mượn cây đèn đang tàn mà ẩn dụ sự trôi đi nhanh chóng của thời gian, sự tàn lụi, héo hon của kiếp người. Khi cảm nhận 8 câu đầu bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta bỗng nhớ đến ngọn đèn với nỗi nhớ tình yêu ấy trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai”
“Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt?
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề”
(Ca dao)
Hình ảnh ngọn đèn trong bài ca dao cũng nói về nỗi nhớ của cô gái trong tình yêu và những lo lắng băn khoăn về tương lai. Thế nhưng, nếu cô gái trong bài ca dao trên nỗi lo lắng chỉ dừng lại ở liệu mai sau có cái kết viên mãn cho mối tình mới chớm thì nỗi lo của người chinh phụ là sự sinh ly tử biệt. Bởi lẽ chiến tranh xảy ra, mấy người đi có mấy người trở về?. Khát khao thấu hiểu chia sẻ để rồi nhận ra thực tại phũ phàng không ai có thể cùng nàng chia sẻ đồng cảm. Nỗi nhớ cứ thế mà tăng dần và nàng cũng càng thêm cô quạnh…
“Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Từ thuần việt “buồn rầu” đã diễn tả chân thật và sinh động nỗi buồn của người chinh phụ trong giây phút này. “Nói chẳng nên lời” vì nỗi buồn miên man không thể diễn tả được hay vì nói ra cũng chẳng ai sẽ chia. Nàng giờ đây một mình cô đơn không chỉ trong không gian mà còn trong cả tâm tư. Khi cảm nhận 8 câu đầu bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, người đọc cũng nhận ra cụm từ “hoa đèn” cho thấy đêm đã gần tàn, người chinh phụ đã ngồi trước bóng đèn ấy rất lâu. Nỗi nhớ trào dâng như chính tâm trạng của những cô gái trong câu ca dao:
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”
(Ca dao)
Hay những vần ca dao:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
(Ca dao)
Nhưng với những cô gái trong ca dao trên đó là nỗi nhớ tương tư khát khao gặp mặt trong tình yêu. Còn đối với người chinh phụ đó không đơn thuần là nỗi nhớ mà còn là sự bất an, lo lắng cho người chinh phu. Bởi giữa thời buổi loạn lạc, nhà có người đi lính, ‘họa có mấy khi có người về báo tin chiến trận.
Như người xưa từ nói “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?”. Không nghe tin chồng nàng chỉ có thể chờ đợi trong lo sợ, nàng như chết dần chết mòn vì sự bi thiết trong lòng, sự bi thiết đến từ nỗi chờ mong trong cô lẻ, triền miên. “Bóng người” ở đây chính là bóng người chinh phụ chờ chồng trông nhớ thương hay chính là hình ảnh người chinh phụ héo hon, tàn tạ chờ chồng giống như cái bóng mỏi mòn, như hoa đang lụi tàn dần. Khi cảm nhận 8 câu đầu bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta cũng thấy tâm trạng ấy phần nào giống với nàng Kiều
“Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Như vậy, các yếu tố ngoại cảnh đã nói hộ cho nỗi lòng vò võ của chinh phụ ngóng chồng đi chinh chiến. Ngọn đèn tắt, bỏ lại người chinh phụ cô quạnh trong đêm dài tịch mịch u sầu. Nỗi cô đơn tràn ngập không gian và kéo dài vô tận theo thời gian luôn đeo đẳng, ám ảnh nàng. Cảnh vật xung quanh không thể san sẻ mà ngược lại như cộng hưởng với nỗi sầu miên man của người chinh phụ, khiến nàng càng đớn đau, sầu tủi. Có thể thấy rằng, khi cảm nhận 8 câu đầu bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta cũng nhận ra số phận cùng nỗi cô đơn đến cùng cực của những người phụ nữ…
Đoạn trích "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm) là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học cổ điển Việt Nam. Tác phẩm này không chỉ là một bức tranh chân thực về cuộc sống và tâm trạng của người chinh phụ mà còn chứa đựng nhiều bài học sâu sắc về lẽ sống. Dưới đây là một số bài học tiêu biểu từ đoạn trích này:
Nỗi đau và sự hy sinh của người phụ nữ:
Tác phẩm khắc họa nỗi đau và sự hy sinh của người chinh phụ khi phải xa chồng. Điều này thể hiện sự cam chịu và lòng trung thành của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ phong kiến.Bài học rút ra: Sự hy sinh và lòng trung thành là những đức tính quý báu trong cuộc sống.Tình yêu và lòng chung thủy:
Tình yêu và nỗi nhớ chồng của người chinh phụ được diễn tả qua những câu thơ đượm buồn và đầy cảm xúc. Sự chờ đợi và lòng chung thủy của người chinh phụ là minh chứng cho tình yêu đích thực.Bài học rút ra: Lòng chung thủy và tình yêu chân thành luôn là giá trị cao quý và cần được trân trọng trong mọi mối quan hệ.Nỗi cô đơn và sự lẻ loi:
Người chinh phụ phải đối mặt với nỗi cô đơn, lẻ loi khi chồng đi chinh chiến. Sự trống vắng và buồn bã của nàng được miêu tả rõ nét qua từng dòng thơ.Bài học rút ra: Sự cô đơn là một phần của cuộc sống, nhưng qua đó, con người có thể tìm thấy sức mạnh nội tại và sự kiên nhẫn.Phản ánh hiện thực xã hội:
Tác phẩm phê phán chiến tranh phi nghĩa đã khiến cho biết bao gia đình tan nát, vợ chồng phải xa cách. Điều này cũng phản ánh sự bất công trong xã hội phong kiến đối với người phụ nữ.Bài học rút ra: Chiến tranh và bạo lực không bao giờ mang lại hạnh phúc, chỉ có hòa bình và tình yêu thương mới làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.Sự kiên nhẫn và hy vọng:
Dù trải qua bao nhiêu khó khăn, người chinh phụ vẫn nuôi hy vọng ngày chồng trở về. Sự kiên nhẫn và niềm tin vào tương lai giúp nàng vượt qua những ngày tháng cô đơn.Bài học rút ra: Sự kiên nhẫn và hy vọng là sức mạnh giúp con người vượt qua những thử thách trong cuộc sống."Chinh phụ ngâm" là một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa, mang lại cho người đọc những bài học quý báu về lẽ sống, tình yêu, và giá trị của sự hy sinh.