MÌNH ĐANG MUỐN LÀM MỘT CUỐN TIỂU THUYẾT VÀ ĐANG THỰC TẬP VIẾT , MONG CÁC BẠN ĐỌC VÀ SỬA CHỮA HỘ MÌNH NHA :
THẤT TINH NHẤT TRỤ
CHƯƠNG 1 : SỰ KHỞI ĐẦU
Huyền Diệu - một vương đảo đã từng làm cả địa cầu " chao đảo " cách đây hơn 1000 năm về trước ( vào năm 1015 ) về độ giàu có , rộng lớn , bình yên , và đặc biệt là : chính tại nơi đây , là cái nôi của biết bao nhân tài vang danh thời đó . Điển hình cho hàng ngàn nhân tài đó , chính là một vị vua anh minh - người đứng đầu quốc gia này - Thiên Tử Hoàng Thiên . Ông là 1 người mạnh mẽ , ý chí kiên cường , không bao giờ chịu khuất phục trước bất kì thứ gì , bất cứ người nào , bất cứ hoàn cảnh éo le ra sao , ông còn là một người thông minh lỗi lạc , trí võ song toàn , hiểu biết mọi sự . Vì thế mà ông còn được người đời ca tụng với cái tên " Thánh Nhân Giáo Sĩ ", có nghĩa là " vị thần học thức và chiến đấu của con người " . Không phải tự dưng mà ông lại được người đời ca tụng đến như vậy , mà là vì : chính ông là người đã giúp cho quốc đảo Huyền Diệu vô danh này trở nên có tên có tuổi khắp quốc cường năm châu , chính ông là người làm cho cái đất nước nghèo nàn lạc hậu này trở nên giàu có và hùng mạnh hơn bao giờ hết , chính ông là người đã dũng cảm đứng lên huy động mọi người chống giặc ngoại xâm , và cũng chính ông là người đã góp công rất lớn giúp đất nước đánh đuổi được giặc xâm lăng .Và một điều nữa là : khi làm được điều đó , ông chỉ mới vỏn vẹn có 24 tuổi đời .
5 năm sau đó , ông đã se duyên cùng với Cát Cánh - một nữ tướng sĩ trong triều , đã cùng ông làm biết bao nhiêu là việc , kể cả là phải đi chiến đấu cùng ông ở những nơi xa xăm ngàn dặm . Nàng là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp , dịu dàng , đảm đang và cũng có lúc thì nàng lại hóa thân thành một người con gái mạnh mẽ , một chiến sĩ đơn thân độc mã đứng trước chiến trường chỉ huy quân triều đánh tan quân giặc . Khác hoàn toàn với những vị vua khác , thiên tử Hoàng Thiên không muốn lập năm thê bảy thiếp , mà đối với ông , Cát Cánh mới chính là , và chỉ một Cát Cánh mới có thể đầu ấp tay gối cùng ông mà thôi . Cũng chính vì điều này đã làm ông khác biệt với những người khác .
Rồi cho đến 2 năm sau , Cát Cánh hạ sinh một vị công tủ khỏe mạnh , tài giỏi và có phần khôi ngô tuấn tú . Và đó chính là tôi , thái tử của Huyền Diệu - Hỏa Xa.Tôi nghe nhiều người kể lại , cũng cùng cái năm tôi sinh ra , không biết nguyên do là gì , mà có lẽ các nước láng giềng đã bắt tay vào hợp tác với nhau , chúng tập trung lực lượng chỉ để đến xâm lăng " ngôi nhà của chúng tôi , khiến biết bao người dân vô tội bị đỏ máu , và cũng vì thế , từ đó trở đi , đất nước chúng tôi dần dần bị xâm chiếm từng chút , từng chút một .Và ngay cả chính tôi cũng không hiểu tại sao , khi vừa bước sang tuổi thứ 5 trong cuộc đời , phụ vương đã vội vàng đích thân dạy cho tôi những mưu lược quân binh , những võ thuật , cách thức quân sự , những thứ được cho là việc mà những đứa con nít như tôi có thể học được.
Mong các bạn nhận xét dùm mình nha . ^_^
“Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ
thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.
– Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.
Lập tức, chàng trai làm theo.
– Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.
Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:
– Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.
– Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói:
– Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.
Câu 1. Xét về mục đích nói, câu văn:“Bây giờ con hãy nếm thử nước
trong hồ đi.” thuộc kiểu câu gì?
Câu 2. Cho câu văn: “Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời”. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng và cho biết tác dụng.
Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:
Có người hỏi:
– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…
– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!
Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
(Kim Lân, Làng)
b) Câu “- Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.
- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.
Lập tức, chàng trai làm theo.
- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.
Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:
- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói
Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.
Câu 1: Người thầy đã làm những việc gì đối với thìa muối đầy Câu 2: Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “hòa tan” trong văn bản?
Câu 3: Em rút ra những bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên?
Câu 4: Từ văn bản phần đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 15 đến 20 câu) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của những thử thách đối với con người.
Mk cảm ơn ạ
Xác Định Khởi Ngữ
a - Chuyện dưới xuôi mươi ngày trở lại đây tôi kể anh nghe.
b - Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
c - Râu ria của tôi, lâu ngày nó cũng dài ra.
d - Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
Đây là bài tập trực tuyến trong thời gian nghỉ chống dịch. Mong mọi người giải giúp mình.
XIN CẢM ƠN !
Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:
Có người hỏi:
– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…
– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!
Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
(Kim Lân, Làng)
a) Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?
Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.
Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …
Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…
Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.
Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.
Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.
TÌM MỘT CÂU GHÉP