Đọc đoạn đối thoại (giữa em nhỏ A Cổ với một ông già) và thực hiện các yêu cầu (SGK, tr. 21).
a. Các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?
b. Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?
Đọc các câu hỏi (mục 1. 2 SGK trang 15) và thực hiện các yêu cầu:
a. Thông qua văn bản đó, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào?
b. Hoàn cảnh tiến hành hoạt động giao tiếp là gì?
c. Nội dung giao tiếp
d. Mục đích giao tiếp
e. Phương tiện ngôn ngữ và cách thức tổ chức văn bản có gì nổi bật.
Phân tích hành động, lời nói của "thầy” để thầy thủ pháp gây cười của truyện.
Tìm hiểu về ngôn ngữ, hành động, thái độ và tâm trạng của nhân vật Đề Hầu trong đoạn trích tuồng Mắc mưu Thị Hến
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)
Hãy nêu những hành động và việc làm của người chinh phụ trong văn bản. Hành động và việc làm đó nói lên điểu gì ?
Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?
b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào?
c. Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
d. Cách nói của "anh" có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?
Hành động nào trong những câu sau không nói về Mtao Mxây?
A. Dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo.
B. Vung dao chém phập một cái nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu.
C. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
D. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
Hành động nào trong những câu sau không nói về Đăm Săn?
A. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
B. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
C. Một lần xốc tới vượt một đồi tranh.
D. Múa trên cao như gió bão, múa dưới thấp như gió lốc.
Chi tiết Sái Dương bất ngờ xuất hiện, xét về ý nghĩa khắc họa hành động, tâm lí nhân vật, đặc sắc, thú vị ở chỗ nào?
A. Làm dày dặc, u ám thêm đám mây ngờ vực trong lòng Trương Phi, nhưng cũng tạo cơ hội tốt cho Quan Công xua tan nhanh đám mây ngờ vực ấy.
B. Đẩy mâu thuẫn Quan – Trương đến đỉnh điểm và chuẩn bị cho việc giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn ấy.
C. Làm cho tình tiết, sự kiện thêm bất ngờ, gay cấn; đồng thời tăng sự hồi hộp, hấp dẫn đối với người nghe, người đọc.
D. Làm cho lập trường “tôn Lưu biếm Tào” của tác giả càng thêm được củng cố vững chắc, nổi bật.
Đọc đoạn văn bản (mục 1. 1 SGK trang 14) và trả lời câu hỏi:
a. Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
b. Trong giao tiếp, các nhân vật lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào?
c. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào?
d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?
e. Mục đích của hoạt động giao tiếp là gì?