Nguyễn Xuân Phúc

nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: ăn quả nhớ kẻ trồng cây chứng minh lời nhắc nhở đó là một nét đạp truyền thống đạo lí của dân tộc việt nam bằng một bài văn nghị luận ngắn

các bạn giúp mình với 

mọi người đừng lấy trên mạng nha

 

Trần Đức Anh
20 tháng 1 2022 lúc 20:39

chịu mới học lớp 4

xin thông cảm nha anh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Đức 	Minh
20 tháng 1 2022 lúc 20:40

anh em ơi chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kìa chào đi con chào ông ạ ảo thật đấy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đặng Đức Anh
20 tháng 1 2022 lúc 20:40

mình mới học lớp 4, mình chịu

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Thu Hằng
20 tháng 1 2022 lúc 20:42

Wt.. Nguyễn Xuân Phúc ! :v

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
CÀ VĂN ẮNG
20 tháng 1 2022 lúc 20:42

mình học lớp 4 chiu dồi chứ còn gì

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
20 tháng 1 2022 lúc 20:43

hok cho lấy trên mạng thì copy trong sách mẫu

nhưng mik lớp 5

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trung Hiếu
20 tháng 1 2022 lúc 20:43

mới học lớp 4 thì quan tâm làm gì

ai bắt quan tâm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Đức 	Minh
20 tháng 1 2022 lúc 20:44

thằng hiếu hơn láo rùi đấy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Đức Anh
20 tháng 1 2022 lúc 20:45

em sorry  chủ tịch

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
 Kim Sumi( team forest s...
20 tháng 1 2022 lúc 20:46

???????????? Chủ Tịch Nước bị ảo à

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Giang Thị Nhã Vi
20 tháng 1 2022 lúc 20:46

Tớ học lớp ba

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Đức 	Minh
20 tháng 1 2022 lúc 20:46

ko tin tra mạng chủ tịch nước nguyễn xuân phúc đi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
 Kim Sumi( team forest s...
20 tháng 1 2022 lúc 20:48

ai mà chả bt chủ tịch nước thấy cái tên giống là chủ tích nước hả ảo vậy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hồng An
20 tháng 1 2022 lúc 20:48

Chịu hoi , mik học lớp 6 , áhihi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Quản Ngọc Khánh Lâm
20 tháng 1 2022 lúc 20:51

Cha ông ta luôn đưa ra những bài học đạo lí tốt đẹp để răn dạy con cháu. Một trong số đó chính là lời nhắc nhở Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu tục ngữ đã gợi ra cho mỗi người nhiều suy nghĩ.

Ở đây, ta hiểu, ăn quả là chỉ người được hưởng thụ trái thơm, quả ngọt khi cây ra quả và chín. Còn trồng cây là người đã cày xới, vun trồng để cái cây đó lớn, phát triển. Vậy thì ăn quả có liên quan gì tới việc trồng cây? Ăn quả chính là ẩn dụ cho những người được hưởng thụ thành quả. Trồng cây là những người làm nên thành quả với bao khó nhọc để chúng ta được hưởng thụ và sống trong đủ đầy, may mắn.

Cần phải có thái độ ăn quả nhớ kẻ trồng cây vì ta chỉ là những người được hưởng thụ. Ta không cần khó nhọc ngày ngày để chăm bón, để vun trồng cái cây một cách mệt nhọc mà vẫn được hưởng thụ thành quả. Đồng thời, biết nhớ ơn người đã giúp đỡ, đã tạo dựng cho mình cuộc sống tốt đẹp cũng là thái độ sống đúng đắn, tích cực. Còn nếu cứ vô ơn, bạc bẽo thì ta quả là kẻ đáng trách, đáng lên án. Nhớ người trồng cây để từ đó chúng ta cũng không chỉ là người ăn quả nữa mà còn trồng cây, còn tạo dựng nên những giá trị sống ý nghĩa, tích cực để giúp đỡ những người xung quanh mình.

CHúng ta có thể bắt gặp nhiều hành động, việc làm minh chứng cho ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Chúng ta có những ngày như Thương binh liệt sĩ, Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà giáo Việt Nam… Tất cả những ngày lễ hiến chương đều góp phần khẳng định, tô điểm vẻ đẹp của đạo lí truyền thống và minh chứng tinh thần, tài hoa, khí phách của dân tộc VIệt Nam. Nhà nước ta với những sự ghi nhận công lao dành cho các chiến sĩ bộ đội, thương binh, bệnh binh cũng đều là sự thể hiện cao đẹp của lòng biết ơn, của thái độ sống ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Nó có trong từng hành động, từng việc làm và suy nghĩ của ta.

Chúng ta cần có trách nhiệm gìn giữ truyền thống đạo lí cao đẹp này. Đồng thời, ta cần lên án mọi hành vi đi ngược lại chân giá trị cũng như không minh chứng được thái độ trân trọng giá trị truyền thống. Mỗi người đều cần phải phát huy truyền thống đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây để phát triển bản thân mình cũng như xã hội.  

                                                    k nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Đức Anh
20 tháng 1 2022 lúc 20:53

đúng là ảo ma ca na da phóng xe bay qua nga cười aaaaaa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Đức Anh
20 tháng 1 2022 lúc 20:54

em cho cho chị

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Đức 	Minh
20 tháng 1 2022 lúc 20:54

ảo ma ca na da nobita uống cô ca mua xe honda chở ....

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
 Kim Sumi( team forest s...
20 tháng 1 2022 lúc 20:56

rảnh quá nhờ k có việc j để làm à

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Đức Anh
20 tháng 1 2022 lúc 20:56

chuổn ko cần chỉnh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Đức Anh
20 tháng 1 2022 lúc 20:57

ko có vc làm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
20 tháng 1 2022 lúc 20:57

Ca dao, tục ngữ chính là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, ẩn chứa trong mỗi câu tục ngữ còn là những bài học quý giá mà cha ông ta để lại cho con cháu. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

Nhìn xung quanh, ta có thể dễ dàng nhận thấy, ông cha ta đã để lại cho ta rất nhiều “trái ngọt” cho các thế hệ mai sau được hưởng thành quả. Hàng nghìn công trình đã được để lại cho con cháu chúng ta. Tất cả, đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hi sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.

Tóm lại thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.

super copy=)))

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
 Kim Sumi( team forest s...
20 tháng 1 2022 lúc 20:59

lại còn cãi à láo nhờ

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trung Hiếu
21 tháng 1 2022 lúc 18:14

làm sao thằng minh non kia

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Anh Hoan
Xem chi tiết
Phùng Đức Trung Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Mai
Xem chi tiết
Trần Hà Nhi
Xem chi tiết
trần tấn sang
Xem chi tiết
soái ca đẹp trai
Xem chi tiết
Pham Quang Phong
Xem chi tiết
đáng yêu
Xem chi tiết
Black Haze
Xem chi tiết