V

nhận biết các dạng địa hình bề mặt trái đất

Sincere
18 tháng 3 2018 lúc 14:03

1. Núi và độ cao của núi
+ Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
– Có 3 bộ phận : Đỉnh (nhọn), Sườn (dốc), Chân núi (chỗ tiếp giáp mặt đất)
– Phân loại núi :
+ Núi thấp : Dưới 1000m
+ Núi trung bình : từ 1000m-2000m
+ Núi cao : Từ 2000m trở lên.

2. Núi già, núi trẻ
a. Núi già
– Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
– Trải qua các quá trình bào mòn mạnh.
– Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
– Ví dụ: Dãy Uran, dãy Xcandinavi, ãy Apalat…
b. Núi trẻ
– Được hình thành cách đây vài chục triệu năm.
– Có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
– Ví dụ: Dãy Anpơ (Châu Âu), dãy Himalaya (Châu Á), dãy Anđét (Châu Mĩ)…

3. Địa hình cacxtơ và các hang động
+ Địa hình cacxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
– Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn.
+ Hang động: là những cảnh đẹp tự nhiên.
– Hấp dẫn khách du lịch.
– Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc
Ví dụ: Động Phong Nha – Kẻ Bàng. (Quảng Bình), động Tam Thanh (Lạng Sơn)…

Hinh 35. Sơ đồ núi già, núi trẻ

Bình luận (0)
Tran Nha Nhu
18 tháng 3 2018 lúc 14:05

Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, 
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa 
hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn. 

Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2. 

Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
bạch phúc thịnh
Xem chi tiết
Lưu Thành Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Đàm Linh
Xem chi tiết
Sunset Khánh Linh
Xem chi tiết
Đặng Trà My
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Khánh
Xem chi tiết
a7dv10_phamnguyetanh
Xem chi tiết
Đặng Trà My
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Phương Trinh
Xem chi tiết