Trong bài thơ Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu viết: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả? Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình. Cùng quan điểm đó, Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vât anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ( Ngữ văn 9, tập một). Từ vẻ đẹp của nhân vật này, em hãy viêt một đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên. Giúp mình vs ạ
Mùa khia giảng năm nay , bầu trời xanh thiếu vắng sắc màu rực rỡ của những chiếc bóng bay chất chứa bao lời muốn nói ... vì " Thả bóng bay lên trời - Bay cao ước mơ của học sinh , giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển " ( Lời nói của một người ) .
Mùa khai giảng không có bóng bay liệu có còn là mùa vui trọn vẹn ? Mùa khai trường có bớt phần ý nghĩa khi những ước mơ đã không còn được chắp cánh bay xa ?
Hãy viết bài văn ngắn trả lời cho các câu hỏi trên .
trong bài thơ quê hương đỗ trung quân viết:
"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi"
Từ những ý thơ trên em hãy viết một bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xăm
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Em hãy so sánh hai câu thơ của Nguyễn Du: Cỏ non xanh tận chân trời.
Hãy chỉ ra nội dung của câu thơ đó với câu: Buồn trông nội cỏ rầu rầu.
Trong bài thơ Quê hương, Đỗ Trung Quân viết:
" ...Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi..."
Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương.
Mở đầu bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy viết:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
a, Trong bài thơ Ánh trăng, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó? Theo em, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào?
b, Bài thơ Ánh trăng gợi nhắc và củng cố thái độ sống nào ở người đọc? tìm hai câu tục ngữ có nội dung thể hiện thái độ sống đó?
c, Từ cảm nhận về truyền thống đạo lí được đúc kết trong hai câu tục ngữ trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về tình cảm mà nhân dân ta dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giápkhi ông từ trần (Tháng 10 – 2013)
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi (trang 75 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lười đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
1. Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!", em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái?
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ… Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà ta bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách độc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.
Đoạn văn trên bàn về nội dung?
A. Cái hay của một bài thơ
B. Cách đọc một bài thơ
C. Tư tưởng trong thơ
D. Tư tưởng trong nghệ thuật
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối
Ve râm ran xao xác cả khung trời
Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…
Cớ sao mình nước mắt lại rơi
Trận mưa đầu của ngày cuối chia phôi
Rơi ướt cả một bờ áo trắng
Vô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?
Biết hay không hạ cuối đã về rồi?
Tháng 6 mùa thi
Ta bỏ lại một thời
Trong trắng như hoa
Hồn nhiên như cỏ
Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ
Cho những tháng ngày xanh biếc xanh.
Đôi mắt nào chiều ấy long lanh
Như muốn nói thật nhiều mà không thể
Tháng năm ơi sao trôi nhanh đến thế
Phượng bùng lên cháy đỏ một khung trời.
Lưu bút trao tay, ánh mắt trao lời
Màu mực tím mênh mang trang giấy trắng
Ai bật khóc trong chiều không bình lặng
Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi.
(Hạ cuối, Dương Viết Cương)
Câu 1. Chỉ ra 2 phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Kí ức về tuổi học trò được tác giả thể hiện như thế nào qua các câu thơ: Tháng 6 mùa thi/Ta bỏ lại một thời/Trong trắng như hoa/Hồn nhiên như cỏ?”
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Đôi mắt nào chiều ấy long lanh/Như muốn nói thật nhiều mà không thể.
Câu 4. Điều Em tâm đắc nhất trong bài thơ trên là gì?