Xét hiện tượng: Nước đựng trong khay làm đá có bề mặt thoáng phẳng. Khi nước đông lại thành đá trong tủ lạnh, nước đá có mặt khum vồng lên cao. Như vậy khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ thường.
Giải thích: Vì bề mặt nước đá bị khum lên, nên chứng tỏ thể tích của nó tăng mà khối lượng của nước thì không đổi. Vậy theo công thức D = m V ta suy ra khối lượng riêng của nước đá giảm đi (bé hơn) khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ bình thường.
A. Hiện tượng đúng, giải thích sai
B. Hiện tượng đúng, giải thích đúng
C. Hiện tượng sai, giải thích đúng
D. Hiện tượng sai, giải thích sai
An định đổ đầy nước vào một chai thủy tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho An làm, vì nguy hiểm.Hãy giải thích tại sao?
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
a. Khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm vì khi đun…………… tăng lên làm cho nước trong ấm …………… và nước sẽ bị …………ra ngoài.
b. Người ta không đóng chai nước ngọt đầy ắp vì trong khi vận chuyển hoặc lưu trữ nhiệt độ có thể …………… làm cho nước ngọt đổ ra, nếu đong đầy nước ngọt sẽ không còn chỗ để …………, kết quả có thể làm chai…………
c. Chất lỏng nở ra khi ……………….. và co lại khi……………
d. Các chất lỏng …………… thì …………… khác nhau.
Tại sao khi cho các viên đá lạnh vào trong một ly nước ở nhiệt độ phòng là 27 độ C thì các viên đá lại nổi trên mặt nước ?
Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa.
Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải
đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến
lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước.
a) Theo em, nước đã biến đâu mất?
b) Nước có thể tồn tại ở những thể nào?
c) Hây vẽ sơ đổ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước?
d) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa?
e) Nếu để một cốc có chứa đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy có
nước ở bên ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó.
Một cái chai có dung tích 500cm3, chứa 490cm3 nước ở 20độ C. Hỏi vào mùa hè nhiệt độ có thể nóng tới 40 độ C thì khi đó nước trong chai có tràng ra ngoài không? Khi biết rằng 100 cm3 nước thì khi nhiệt độ tăng 10 độ C thì thể tích tăng thêm 0,2cm3
câu 2 :
trường hợp nào sau đây liên quan tới sự ngưng tụ ?
A. khi hà vào mặt gương thì thấy gương bị mờ .
b. kh bỏ 1 cục nước đá vào cốc nước , nước đá bị tan ra
c . khi đựng nước trong chai không đậy nắp thì lượng nước trong chai giảm dần
đ . cả 3 ý trên
Bỏ vài cục nước đá từ trong tủ lạnh vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây:
Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10
Hãy tự làm một bình chia độ: dán băng giấy trắng dọc theo chai nhựa (hoặc cốc), dùng bơm kim tiêm bơm 5cm3 nước vào chai, đánh dấu mực nước và ghi 5cm3 vào băng giấy. Tiếp tục làm như vậy và ghi 10cm3, 15cm3…cho đến khi nước đầy bình chia độ