Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Hình tượng trong văn bản văn học được dựng lên chủ yếu nhờ những loại yếu tố, chất liệu nào?
A. Chất liệu ngôn từ (từ ngữ âm tới ngữ nghĩa và ngữ pháp).
B. Chất liệu hình tượng (chi tiết, cốt truyện, cấu tứ, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng,...).
C. Chất liệu ngôn từ là chính, chất liệu hình tượng là phụ.
D. Chất liệu ngôn từ là phụ, chất liệu hình tượng là chính.
Vì sao nói: hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học?
Hãy nêu những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học.
Văn học viết Việt Nam gồm: văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại). Cần nắm được đặc điểm chung và đặc điểm riêng của văn học trung đại và văn học hiện đại theo các gợi ý sau:
a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển. b) Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh. c) Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.Nhận định nào không thỏa đáng khi bàn về ý nghĩa quan trọng của ngôn từ trong văn bản văn học?
A. Không có ngôn từ thì nhà văn không có phương tiện, chất liệu để sáng tạo văn bản văn học.
B. Không có ngôn từ thì người đọc không có căn cứ cụ thể để tìm hiểu, thưởng thức văn bản văn học.
C. Không có ngôn từ thì nhà văn và người đọc không thể hiểu biết, thông cảm và quý trọng lẫn nhau.
D. Không có ngôn từ thì không tồn tại chi tiết, tình tiết, hình tượng, nhân vật,... nghĩa là không có văn bản văn học.
Chủ đề của văn bản văn học là gì?
A. Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản văn học.
B. Là nội dung chính được nói đến trong văn bản văn học.
C. Là đề tài chính được đề cập trong văn bản văn học.
D. Là nội dung bao trùm của văn bản văn học.
Đề tài của văn bản văn học là gì?
A. Là các vấn đề đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
B. Là phạm vi tài liệu được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và đề cập trong văn bản.
C. Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
D. Là tất cả những gì được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
Kết cấu của văn bản văn học là gì?
A. Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
B. Là cách tổ chức nên cấu trúc văn bản văn học.
C. Là cách xây dựng tác phẩm văn học.
D. Là cách liên kết các câu, các đoạn, các phần của văn bản.