Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.
1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?
A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.
B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.
C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.
D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.
2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?
A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.
B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.
C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.
D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.
3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”
A. 431-452
B. 421- 442
C. 411- 432
D. 441- 462
Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi:
8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chi li, cảnh đau buồn cũng đến nữa… Đáng trách qua Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng. (Nhật kí Đặng Thùy Trâm. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005) a) Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? b) Theo anh (chị), ghi nhât kí có lợi gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện nào?
A. Ngôn ngữ nói
B. Ngôn ngữ viết
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Đọc đoạn đối thoại (giữa em nhỏ A Cổ với một ông già) và thực hiện các yêu cầu (SGK, tr. 21).
a. Các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?
b. Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?
a. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau:
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời"
b. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 114 - Bắt sấu rừng u Minh Hạ) và xác định ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Nhận xét về việc dùng từ ở đọan trích.
Đọc các câu hỏi (mục 1. 2 SGK trang 15) và thực hiện các yêu cầu:
a. Thông qua văn bản đó, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào?
b. Hoàn cảnh tiến hành hoạt động giao tiếp là gì?
c. Nội dung giao tiếp
d. Mục đích giao tiếp
e. Phương tiện ngôn ngữ và cách thức tổ chức văn bản có gì nổi bật.
a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau :
- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào ?
- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.
b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây có mặt nào chưa đạt yêu cầu :
(1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè. Cũng như các bạn, cô ấy uống nước giải khát X.
(Quảng cáo một loại nước giải khát)
(2)
A : – Mình vừa chụp ảnh Hương đấy.
B : – Ai? Hương hả? Cậu có biết biệt danh của cô ấy là gì không? “Hắc cô nương” đấy!
(Hương xuất hiện)…
A : – Đừng gọi cô ấy là “Hắc cô nương” nữa nghe! “Bạch cô nương” đấy.
Gợi ý :
- Quảng cáo (1) đã đi vào trọng tâm chưa ? Có đảm bảo tính thông tin không ?
- Quảng cáo (2) có quá lời không ? Đã thực sự thuyết phục chưa ?
Từ kết quả thảo luận, anh (chị) hãy nêu một số yêu cầu của văn bản quảng cáo về các mặt :
- Nội dung thông tin
- Tính hấp dẫn
- Tính thuyết phục
Điền vào các chỗ trống: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi............của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện…............nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động.
A. Thông tin, ngôn ngữ
B. Lời nói, ngôn ngữ
C. Thông tin, lời nói
D. Thông tin, giao tiếp
Giả định dưới đây là một số đề tài trong những cuộc hội thảo sẽ được tổ chức ở trường. Anh (chị) hãy dự kiến các ý cần trình bày cho mỗi đề tài
a) Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày
b) Nghệ thuật gây thiện cảm
c) Thần tượng của tuổi học trò
d) Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp
e) An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người.