1.Nghĩa của thành ngữ phụ thuộc vào đâu?
A. Thông qua các phép chuyển nghĩa ẩn dụ, so sánh
B. Từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó
D. Thông qua tính hình tượng của các từ trong cụm từ
D. A và B
E. A và C
2.Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?
A. Vắt cổ chày ra nước
B. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
C. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
D. Lanh chanh như hành không muối
3.Để chỉ món ăn ngon, quý hiếm, lấy từ rừng và biển, người ta dùng thành ngữ nào?
A. Nem công chả phượng
B.Dân dĩ thực vi tiên
C.Sơn hào hải vị
4.Đặc điểm nào là của thành ngữ?
A. Ngắn gọn, hàm súc
B. Có tính hình tượng, biểu cảm cao
C. Là cụm từ cố định, một vài trường hợp có thể đổi vị trí/thay thế từ khác
D. Tất cả đáp án trên
Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Để biểu đạt tình cảm, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (là một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nhằm gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp nhưng nỗi niềm cảm xúc trong lòng), đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Các câu tục ngữ trong bài học Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa nào ?
A. nghĩa đen.
B. Nghĩa bóng
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A, B và C đều sai
Hãy chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau trong tục ngữ:
- Diễn đạt bằng so sánh;
- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ;
- Từ và câu có nhiều nghĩa.
– Không thầy đố mày làm nên. – Học thầy không tày học bạn. Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Em hãy nêu một vài cặp câu tục ngữ cũng có nội dung tưởng như ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau.Tìm 5 thành ngữ có 2 biện pháp tu từ ẩn dụ và ý nghĩa của nó
Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau nên có thể thay thế cho nhau, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ nhỏ hơn nghĩa của tiếng chính, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Bài thơ có cụm từ “ta với ta” giống hệt về ý nghĩa của cụm từ này trong bài Qua Đèo Ngang, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai