Đọc bài Vịnh Hạ Long của Thi sảnh và trả lời các câu hỏi sau: Nêu nội dung chính của từng phần.
PHẦN 2: ĐỌC HIỂU Dựa vào nội dung các bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện yêu cầu sau: DE 1 Mẹ hãnh diện vì con Từ khi Lộc trở thành sinh viên năm nhất của một trường đại học cũng là lúc bệnh của mẹ ngày một nặng hơn. Để kéo dài thêm sự sống, bác sĩ cho biết mẹ Lộc phải được ghép gan. Nghe vậy, Lộc đã dũng cảm xin được hiến gan mình để kéo dài thêm sự sống cho mẹ. Trước khi vào phòng cách ly để chuẩn bị cho ca phẫu thuật ghép gan, chị gái Lộc chỉ biết động viên em. Chị Ngọc ghé gần Lộc hỏi nhỏ: - Em có sợ đau không? Lộc gật đầu, mỉm cười nói: - Chị đừng lo, thương mẹ là sẽ vượt qua hết chị à! Để có được ca ghép gan thành công như ngày hôm nay, mẹ Lộc đã dằn vặt rất nhiều trước khi đi đến quyết định cuối cùng là nhận gan từ con trai. Mẹ Lộc nói: “Mẹ đã cho các con được gì đâu!Cũng chưa biết sẽ sống thêm được bao lâu nữa nên không nỡ lấy đi một phần cơ thể của con như vậy”. Hôm qua là một ngày mới, ngày mà ông Hà giải tỏa được tất cả những hồi hộp, lo lắng. Hạnh phúc đã lan tòa đến nhiều người khi biết vợ và con trai ông đã vượt qua chặng đường khó khăn và nguy hiểm. Gặp con sau phẫu thuật, ông Hà kể về nụ cười rạng rỡ hiện rõ trên gương mặt của con: “Mẹ con sao rồi ba?” là câu hỏi đầu tiên của con trai ông sau khi tỉnh lại. Việc làm của Lộc là việc làm bình thường mà bất kì người con nào khi rơi vào hoàn cảnh đó cũng sẽ làm như thế. Xã hội không thiếu những người con khỏe mạnh nhưng lại đối xử không tốt với cha mę minh. Thế nên, việc hiến gan của Lộc thật đáng quý. Việc làm ấy xuất phát từ tình yêu thương, biết sẻ chia sự đau đớn cũng như giành lại cuộc sống cho mẹ mình. Theo Báo Tuổi trẻ. Câu 6: (1 điểm) Hãy ghi lời chúc hoặc lời động viên, chia sẻ của em với anh Lộc qua câu chuyện này.
A. Đọc thầm bài Hộp thư mật - SGK TV 5 tập 2 (trang 62).
B. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy chọn và ghi lại câu trả lời đúng nhất hoặc thực
hiện theo yêu cầu.
Câu 1: Nhân vật nhận hộp thư mật được nhắc đến trong câu chuyện có tên là gì?
A. Hữu Lâm
B. Hải Long
C. Phú Lâm
D. Hai Long
Câu 2: Hộp thư mật được ngụy trang khéo léo như thế nào?
A. Che hộp thư kín đáo giữa những đám cỏ dày và rậm.
B. Bỏ báo cáo trong một chiếc hộp đánh răng.
C. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều
lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng
những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy.
D. Tất cả các ý trên
Câu 3: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long
điều gì?
A. Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình.
B. Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến
thắng.
C. Người liên lạc muốn nhắn gửi lời chào chiến thắng.
D. Ý nghĩa khác.
Câu 4: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào
đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
A. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ
tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà
không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của
B. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi khi các chiến sĩ tình báo được bọn chúng tín
nhiệm, ta sẽ có thêm những đồng chí xuất sắc đạt được các danh hiệu, chức quyền
cao của địch.
C. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo mà ta mới nắm rõ
được nhân thân của bọn giặc để tấn công gia đình bọn giặc
D. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo ta mới có thể nắm
được những sở thích thú vị của bọn giặc
Câu 5: Ý nghĩa câu chuyện Hộp thư mật?
A. Phê phán những kẻ bán nước và bọn giặc xấu xa, đê hèn
B. Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch vô cùng
kiên định, dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần vào thắng lợi
chung của toàn dân tộc.
C. Trình bày diễn biến một lần hoạt động cách mạng của một chiến sĩ tình báo
D. Ca ngợi những chiến sĩ giải phóng quân mưu trí, dũng cảm
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “truyền thống”?
A. Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà.
B. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người và địa phương khác nhau.
C. Được ca ngợi và truyền từ đời này sang đời khác.
D. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
Câu 7: Hai “Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp
thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất” liên kết với nhau bằng cách
nào?
A. Bằng cách thay thế từ ngữ.
B. Bằng cách lặp từ ngữ.
C. Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.
D. Một cách khác.
Bài đọc : Hộp Thư Mật
Hộp thư mật
Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại.
Anh dừng xe trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng. Tháo chiếc bu-gi ra xem, nhưng đôi mắt anh không nhìn chiếc bu-gi mà chăm chú quan sát mặt đất phía sau một cây số. Nó kia rồi! Một hòn đá hình mũi tên (lại hình chữ V quen thuộc) trỏ vào một hòn đá dẹt chỉ cách anh ba bước chân.
Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trước nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá. Hộp thư lần này cũng là một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một mảnh giấy nhỏ, thay vào đó thư báo cáo của mình, rồi thả hộp thuốc về chỗ cũ.
Công việc thế là xong. Một giờ nữa sẽ có người đến lấy thư. Anh trở lại bên xe, lắp bu-gi vào rồi đạp cần khởi động máy. Tiếng động cơ nổ giòn. Chưa đầy nửa giờ sau, anh đã hòa lẫn vào dòng người giữa phố phường náo nhiệt.
Hãy đọc bài “ Chuyện một khu vườn nhỏ”- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1- trang 102.
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào chỗ chấm:
Câu 1: Bé Thu thích ra ban công nghe ông nội kể chuyện gì?
A. Chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa.
B. Chuyện về khu vườn, về cây quỳnh.
C. Chuyện về các loài cây.
Câu 2: Ban công của nhà bé Thu có những loài cây gì?
A. Cây quỳnh, cây hoa mai, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.
B. Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa hồng, cây đa Ấn Độ.
C. Cây quỳnh, cây hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.
Câu 3: Chú chim lông xanh biếc đã làm gì trên ban công nhà bé Thu?
A. Ngắm cây trên ban công, bắt sâu cho cây .
B. Bắt sâu , rỉa cánh rồi ngắm cây.
C. Bắt sâu cho cây, rỉa cánh, hót líu ríu.
Câu 4: Chú chim về đậu trên ban công làm Thu rất vui. Vì sao vậy?
A. Vì Thu đã được nhìn thấy một loài chim đẹp.
B. Vì bé Thu muốn khoe với Hằng là ban công có chim đến đậu.
C. Vì ban công có chim về đậu tức là vườn rồi.
Câu 5: Em hiểu Đất lành chim đậu là thế nào?
Đất lành chim đậu có nghĩa đên là vùng đất nào bình yên, yên lành, có nhiều mồi ăn, không bị bắn giết thì chim kéo về làm tổ, trú ẩn. Nghĩa bóng khuyên mọi người biết tránh xa những nơi loạn lạc, tìm đến những nơi bình yên để sinh sống, cũng chỉ nơi có điều kiện thuận lợi, nhiều người tìm đến sinh sống. Câu tục ngữ thể hiện ước vọng sống yên vui hòa bình của nhân dân
Câu 6: Đọc bài văn trên em cảm nhận được điều gì?
Chuyện về bé Thu và ông nội yêu thiên nhiên. Ông trồng một ban công toàn cây cảnh, hoa lá. Thu thích nghe ông nói về các loài cây. Em còn muốn chứng minh cho bạn thấy ban công của ông là vườn, vì có chim về đậu.
Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.
Câu 7: Từ "xuân" trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
A. Anh ấy đã ngoài 70 xuân.
B. Một sớm đầu xuân, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc.
C. Em rất yêu mùa xuân.
Câu 8: Dòng nào chỉ gồm toàn những từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc?
A. sung sướng, bất hạnh, mãn nguyện.
B. mãn nguyện, bất hạnh, khốn khổ.
C. sung sướng, mãn nguyện, toại nguyện.
Câu 9:. Cho câu văn: “ Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu.” Ghi lại động từ và tính từ có trong câu văn trên.
Động từ là: ………………………………………………
Tính từ là:…………………………………………………………………..
Câu 10. Hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân -kết quả nói về ban công nhà bé Thu.
-Vì vườn nhà bé Thu không có chim nên lann bảo đó không phải là vườn.
Câu 11: Ghi lại các từ láy có trong bài:……………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
Câu 12: Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì? : “ Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!”
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 13: Câu hỏi: “Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?” được dùng với mục đích gì?
............................................................................................................................................................
Câu 14: Gạch chân các đại từ có trong các câu sau:
– Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!
Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
Câu 15: “Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy cứ như những cái vòi voi bé xíu.”
a. Từ “râu trong câu văn trên được dùng theo nghĩa gôc hay nghĩa chuyển:…………………….
b. Ghi lại CN, VN trong câu văn trên:
CN:………………………………………………………………………………………………….
VN:………………………………………………………………………………………............
em hãy nêu nội dung chính của bài lời khuyên của bố ngắn gọn.
Đọc bài Giọt sương trên mạng rồi trả lời câu hỏi giúp mình , từ câu 7 nha
Từ đơn, từ ghép, từ láy ( Nêu khái niệm và lấy ví dụ)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
HƯƠNG LÀNG
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo , ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào , thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà…..hai tay mình cũng như biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.
Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…
Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé !
( Theo Băng Sơn)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Trong bài đọc, tác giả thấy điều gì khi đi trong làng mình
a. Những vườn hoa rực rỡ trong ánh bình minh.
b. Những người nông dân vác cuốc, dắt trâu ra đường.
c. Những làn hương quen thuộc của đất quê
d. Những đồng lúa xanh mát.
2.Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình là do đâu ?
a. Do mùi thơm của các nguyên liệu tạo mùi khác nhau.
b. Do mùi thơm của cây lá trong làng.
c. Do mùi thơm của nước hoa.
d. Mùi thơm của những vườn hoa.
3. Trong câu “ Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.” Từ đó chỉ cái gì ?
a. Đất quê.
b. Những bông lúa
c. Làng.
d. Làn hương quen thuộc của đất quê.
4. Ở đoạn 3, tác giả miêu tả hương thơm của những sự vật nào? Khi miêu tả những làn hương ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh trong câu văn nào?
|
|
|
5. Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới ?
a. Hoa thiên lí, hương cốm, hương lúa
b. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau.
c. Hoa sen , hoa bưởi , hoa chanh.
d.Hương lúa, hương cốm, hương rơm rạ.
6*. Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất ?
a.Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa.
b.Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền.
c.Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê.
d. Vì những mùi thơm đó gắn với tuổi thơ của tác giả.
7*.Trong đoạn văn cuối bài: “Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…” tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Cách so sánh nay có gì đặc biệt ? Hãy nêu nêu tác dụng của cách so sánh đó .
|
|
|
|
|
8. Qua bài văn, tác giả đã thể hiện tình cảm gì với quê hương mình? Dựa vào đâu em hiểu được điều đó?
|
|
|
|
|
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
a. Dấu phẩy được in đậm trong câu văn sau có tác dụng gì ?
“ Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi”
A. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ.
B. Ngăn cách các vế câu ghép.
C. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phân chính của câu.
D. Ngăn cách bộ phận chủ ngữ với vị ngữ.
b. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ láy.
A. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
B. rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn , no nê, hăng hắc.
C. không khí, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
D. rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, hăng hắc, no nê.
c. Chủ ngữ trong câu sau là gì ?
“ Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng”
A. Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt .
B. Hương từ đây cứ
C. Hương từ đây.
D. Hương
4. Trong câu “Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…” từ giả tạo có thể thay bằng những từ nào ?
A. giả dối. B. giả danh C. nhân tạo D. sáng tạo
5. Từ mùi thơm thuộc từ loại nào ?
A. Tính từ B. danh từ C. Động từ D. Đại từ
6. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
“ Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo , ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp.”
A. so sánh B. nhân hóa C. Lặp từ D. Nhân hóa và so sánh
7. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì ?
“ Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.”
A. Chỉ nơi chốn B. chỉ thời gian C. Chỉ nguyên nhân D. Chỉ mục đích
8. Những từ nào đồng nghĩa với từ hạnh phúc?
A, may mắn B, đau khổ C, sung sướng
D, giàu có E, buồn bã G, viên mãn
9. Những từ nào trái nghĩa với từ hạnh phúc?
A, buồn rầu B, phiền hà C, bất hạnh D, nghèo đói E, cô đơn G, khổ cực H, vất vả I, bất hòa
10. Trong các câu sau, từ bản trong những câu nào là từ đồng âm ?
A. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
B. Phô tô cho tôi thành 2 bản nhé !
C. Làng bản, rừng núi chìm trong bản sương mù
Bài 2. Điền từ trong ngoặc vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
( phúc, phúc đức, phúc lộc, phú quý)
a)............... tại mẫu.
b) Anh em thuận hòa là nhà có ............
c) ............... sinh lễ nghĩa.
d) .................. đầy nhà.
Bài 3: Xếp các từ sau: mãn nguyện, đau lòng, thất vọng, như ý, vui vẻ, mất mát, thành công, toại nguyện, sung sướng, bất hạnh vào hai nhóm
Đồng nghĩa với hạnh phúc |
Trái nghĩa với hạnh phúc |
……………………... …………………….. …………………….. …………………….. …………………….. …………………….. ……………………..
|
………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… |
Bài 4: Tìm 3 từ chứa tiếng “phúc” với nghĩa “may mắn, tốt lành” và đặt câu với những từ đó.
|
|
|
|
|
Bài 5. Sắp xếp các thành ngữ, tục ngữ sau vào các chủ đề cho phù hợp.
- Môi hở răng lạnh.
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Học thầy không tày học bạn.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
Quan hệ gia đình |
Quan hệ thầy trò |
Quan hệ bạn bè |
……………………... …………………….. …………………….. …………………….. …………………….. …………………….. ……………………..
|
………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… |
………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… |
Bài 6: a) Chọn từ ngữ (to lớn hoặc sống, ước mơ, của nhân dân, giành lấy, đơn sơ) điền vào chỗ trống để có các kết hợp từ đúng:
(1)…………..hạnh phúc (3)…………..hạnh phúc (5)…………..hạnh phúc |
(2)hạnh phúc………….. (4)hạnh phúc………….. (6)hạnh phúc………….. |
b) Tìm từ có tiếng phúc điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp :
(1) Mình chúc Minh khỏe vui và …………………….
(2) Bà em bảo phải ăn ở tử tế để……………..lại cho con cháu
(3) Gương mặt cô trông rất……………………………
Bài 7: Điền vào chỗ trống cho đúng thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn :
a) Anh thuận……hòa là nhà có………………
b) Công……….nghĩa…………ơn……………
Nghĩ sao cho bõ những ngày gian lao.
c)…………là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước mọi bề mới nên
Câu 2: (2.5đ): Đọc đoạn thơ trên và trả lời câu hỏi:
1. Em hiểu từ ngọt ngào trong câu thơ Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào nghĩa là gì? 0.5đ (2 câu gợi hình/ gợi cảm)
2. Nêu cảm nhận của em về cái hay của 2 phép nhân hóa trong khổ thơ đầu. (Chỉ ra/ Sự vật có hồn giống người/ Sự vật mang hoạt động, tâm trạng gì của con người/ gợi cảm)
Câu 3 (3đ): Mượn lời một đồ dùng học tập kể lại câu chuyện cảm động về tình bạn đã được chứng kiến trên lớp học của cô (cậu) chủ bằng một đoạn văn 12 câu.
Gấp