Trước đây, Hát sắc bùa có từ Nam chí Bắc, song hiện nay, loại hình nghệ thuật diễn xướng này lại có nguy cơ mai một. Vì vậy, từ năm 1998, trên cơ sở gợi ý của các nhà nghiên cứu văn hóa về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia “Bảo tồn văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, ông Lư Văn Hội, Giám đốc Bảo tàng Bến Tre đã đề xuất với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre ghi nhận, bảo tồn hình thức diễn xướng Hát sắc bùa Phú Lễ.
*Khôi phục Hát sắc bùa
“Tranh thủ các nghệ nhân hát sắc bùa còn sống cần ghi lại loại hình này, nếu không khi họ mất đi thì loại hình văn hóa này cũng không còn nữa" - Giám đốc Bảo tàng Bến Tre Lư Văn Hội cho biết.
Năm 2010, khi Bến Tre thành lập Hội Di sản văn hóa, Hát sắc bùa Phú Lễ đã thực sự được khôi phục. Ông Hội đã đi tìm nghệ nhân để được truyền lại cách hát. Năm 2010, một đội hát sắc bùa tại xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm được thành lập với 4 thành viên. Đội hát thường xuyên tập luyện và giao lưu với các câu lạc bộ khác trong tỉnh. Dần dần, Hát sắc bùa được các hội viên Hội Di sản Bến Tre đưa nghệ thuật này vào hát trong những đợt “Giao lưu đờn ca tài tử” của hội.
Hiện nay, ở các địa phương khu vực miền Nam, Hát sắc bùa chỉ có ở Bến Tre. Ở tỉnh Bến Tre có 5 đội Hát sắc bùa, trong đó có một đội Hát sắc bùa của học sinh xã Phú Lễ, huyện Ba Tri. Tại Bến Tre, khác với hát đờn ca tài tử, hát sắc bùa chỉ phổ biến ở một vài địa phương như Phú Lễ, Phú Ngãi, Phước Tuy, An Đức…của huyện Ba Tri và xã Tân Thanh, Phong Nẫm của huyện Giồng Trôm. Trong đó xã Phú Lễ được xem là cái nôi của hát sắc bùa Bến Tre. Bởi trong những thập niên trước, ở đây từng có nhiều đội hát sắc bùa với quy mô lớn và trình độ diễn xướng cao..................
Trước đây, Hát sắc bùa có từ Nam chí Bắc, song hiện nay, loại hình nghệ thuật diễn xướng này lại có nguy cơ mai một. Vì vậy, từ năm 1998, trên cơ sở gợi ý của các nhà nghiên cứu văn hóa về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia “Bảo tồn văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, ông Lư Văn Hội, Giám đốc Bảo tàng Bến Tre đã đề xuất với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre ghi nhận, bảo tồn hình thức diễn xướng Hát sắc bùa Phú Lễ.
*Khôi phục Hát sắc bùa
“Tranh thủ các nghệ nhân hát sắc bùa còn sống cần ghi lại loại hình này, nếu không khi họ mất đi thì loại hình văn hóa này cũng không còn nữa" - Giám đốc Bảo tàng Bến Tre Lư Văn Hội cho biết.
Năm 2010, khi Bến Tre thành lập Hội Di sản văn hóa, Hát sắc bùa Phú Lễ đã thực sự được khôi phục. Ông Hội đã đi tìm nghệ nhân để được truyền lại cách hát. Năm 2010, một đội hát sắc bùa tại xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm được thành lập với 4 thành viên. Đội hát thường xuyên tập luyện và giao lưu với các câu lạc bộ khác trong tỉnh. Dần dần, Hát sắc bùa được các hội viên Hội Di sản Bến Tre đưa nghệ thuật này vào hát trong những đợt “Giao lưu đờn ca tài tử” của hội.
Hiện nay, ở các địa phương khu vực miền Nam, Hát sắc bùa chỉ có ở Bến Tre. Ở tỉnh Bến Tre có 5 đội Hát sắc bùa, trong đó có một đội Hát sắc bùa của học sinh xã Phú Lễ, huyện Ba Tri. Tại Bến Tre, khác với hát đờn ca tài tử, hát sắc bùa chỉ phổ biến ở một vài địa phương như Phú Lễ, Phú Ngãi, Phước Tuy, An Đức…của huyện Ba Tri và xã Tân Thanh, Phong Nẫm của huyện Giồng Trôm. Trong đó xã Phú Lễ được xem là cái nôi của hát sắc bùa Bến Tre. Bởi trong những thập niên trước, ở đây từng có nhiều đội hát sắc bùa với quy mô lớn và trình độ diễn xướng cao..................