Câu nào dưới đây nói về hiện tượng tự cảm là không đúng ?
A. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm khi có sự biến thiên của dòng điện trong mạch đó.
B. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm khi đóng mạch hoặc ngắt mạch đột ngột.
C. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm có dòng điện xoay chiều biến thiên liên tục theo thời gian chạy qua mạch đó.
D. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm có dòng điện không đổi theo thời gian chạy qua mạch đó.
Một dòng điện không đổi trong thời gian 10s có một điện lượng 1,6C chạy qua.
a) Tính cường độ dòng điện đó.
b) Tính số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 10 phút
Câu nào dưới đây nói về suất điện động tự cảm là không đúng?
A. Là suất điện động xuất hiện trong mạch chứa cuộn cảm khi đóng mạch hoặc ngắt mạch đột ngột.
B. Là suất điện động xuất hiện trong mạch chứa cuộn cảm, có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch đó.
C. Là suất điện động sinh ra dòng điện không đổi trong mạch kín, có chiều tuân theo định luật Len – xơ.
D. Là suất điện động xuất hiện trong mạch chứa cuộn cảmkhi có dòng điện xoay chiều chạy qua.
Một dây dẫn bọc men cách điện, đặt vào hai đầu nó một hiệu điện thế không đổi U thì cường độ dòng điện chạy qua dây là I. Cắt dây này thành hai phần giống nhau, nối hai đầu chúng lại để tạo thành đoạn mạch song song rồi nối mạch với hiệu điện thế không đổi U nói trên. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi nửa đoạn dây bằng
A. I/4
B. I
C. I/8
D. 2I
Trong một mạch điện đang có dòng điện xoay chiều chạy qua. Đồ thị biểu diễn cường độ dòng điện phụ thuộc vào thời gian như hình vẽ. Phương trình dòng điện chạy qua mạch là
A. i = 4cos(100πt +5π/6) mA
B. i = 4cos(50πt + 5π/6) mA
C. i = 4cos(100πt − π/6) mA
D. i = 4cos(50πt − π/6) mA
Trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, hai pin có cùng suất điện động E = 1,5 V và điện trở trong 1 Ω. Hai bóng đèn giống nhau cùng có số ghi trên đèn là 3V – 0,75W. Cho rằng điện trở của các đèn không thay đổi theo nhiệt độ.Tính cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn.
A. 0,25 A
B. 0,375 A
C. 0,1875 A
D. 0,12 A
Một dòng điện không đổi có cường độ 3A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng là:
A. 4C
B. 8C
C. 4,5C
D. 6C
Một dòng điện không đổi trong thời gian 10s có một điện lượng 1,6C chạy qua. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1s là:
A. 10 18 electron
B. 10 - 18 electron
C. 10 20 electron
D. 10 - 20 electron
Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 1,6 mA chạy qua. Trong một phút số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là
A. 6 . 10 20 electron
B. 6 . 10 19 electron
C. 6 . 10 18 electron
D. 6 . 10 17 electron