Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
LUFFY N.W —HTĐC

Nêu các quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, gia đình. Lấy ví dụ phân tích bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, gia đình. Đánh giá một số hành vi vi phạm pháp luật về BĐG trong các tình huống ở đời sống liên quan đến lĩnh vực chính trị và gia đình

tran trong
14 tháng 3 lúc 13:39

a) Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị .

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau (khác nhau/ ưu tiên), được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

 

- Bình đẳng giới là:

+ Việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình .

+ Và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

 

- Trong lĩnh vực chính trị, nam, nữ bình đẳng:

+ Tham gia quản lí nhà nước.

+ Tham gia hoạt động xã hội.

+ Trong việc tự ứng cử.

+ Được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của các tổ chức khác.

Ví dụ: Nam, nữ đều được tham gia bầu đại biểu Quốc hội. Ở nước ta từng có nữ chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

b. Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình

Trong gia đình, vợ, chồng bình đẳng với nhau:

+ Trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác.

+ Trong việc sở hữu tài sản chung, sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng.

+ Quyết định các nguồn lực trong gia đình và bàn bạc, quyết định những vấn đề chung khác của gia đình.

+ Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

+ Tất cả các thành viên nam, nữ đều có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Ví dụ: Bố, mẹ cùng tham gia chăm sóc con cái.

c. Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới:

- Trong lĩnh vực chính trị: Ngăn cản nữ giới ứng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân xã.

- Trong lĩnh vực gia đình: Chồng ngăn cản vợ, không cho vợ quyết định việc chi tiêu trong gia đình.

=> Đây là những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, hạn chế quyền và điều kiện phát triển của phụ nữ.


Các câu hỏi tương tự
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết