Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Nêu 12 quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân với nhà nước .

phuong
4 tháng 2 2018 lúc 12:18

 Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định ở Điều 15 của Hiến pháp năm 2013, với nội dung như sau: 1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. 2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. 3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. 4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 51 của Hiến pháp 1992. Và nội dung của Điều 51 trong Hiến pháp 1992 có nội dung như sau: Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định. Như vậy, so với Hiến pháp năm 1992, thì Hiến pháp 2013 đã bổ sung hai trường hợp “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác” và “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Điều này có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng, vì Hiến pháp khẳng định rõ rằng quyền con người, quyền công dân được nhà nước tôn trọng và bảo vệ. Tuy nhiên, quyền con người, quyền công dân phải trong khuôn khổ để bảo vệ quyền của người khác cũng như lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Và từ nội dung của Điều 15 trong Hiến pháp 2013 cho thấy: Một là, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Nghĩa là, công dân được pháp luật trao các quyền thì phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng. Hai là, mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Nghĩa là, quyền của mỗi người, công dân là quyền bất khả xâm phạm, mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền đó, nếu ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ba là, công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Nghĩa là, công dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội, nếu không thực hiện sẽ gánh lấy những chế tài tương ứng. Ví dụ như: Công dân trong độ tuổi pháp luật quy định phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bốn là, việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Điều này cũng có nghĩa là, đề cao quyền con người, quyền công dân nhưng việc thực hiện chúng không được xâm phạm tới lợi ích quan trọng hơn cũng như lợi ích của người khác.

Bên cạnh việc đề cao quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp 2013 đã chế định những công cụ hữu hiệu cho việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Đó là Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp. Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 119 khẳng định: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”. Đây là quy định có tính nguyên tắc nhằm thiết lập cơ chế bảo vệ Hiến pháp, trong đó có các quyền con người, quyền công dân đã được hiến định một cách hiệu quả và ở mức cao nhất.

Nhận thức đúng về quyền con người và quyền công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong bối cảnh các thế lực thù địch đang lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” - tức là quyền con người, để thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hiện nay. Cụ thể là thời gian qua, có một số người không hiểu, thậm chí có người cố tình “không hiểu” cho rằng: quyền biểu tình, lập hội đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, hoặc có người tự mắc vào âm mưu kích động của kẻ xấu nên đã ngang nhiên tổ chức “biểu tình”, hay “lập hội”. Họ tụ tập đông người, giương biểu ngữ và lợi dụng các trang mạng để khởi xướng, “ký tên” tham gia các “tổ chức”, như: “Phong trào con đường Việt Nam”; “Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự, Chính trị”; “Diễn đàn xã hội dân sự”..., và gần đây là “Hội nhà báo độc lập”,... Điều 25 của Hiến pháp 2013 đã quy định rõ: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 cũng khẳng định rõ: Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Vì vậy, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đấu tranh để vạch trần các quan điểm tư tưởng sai trái thù địch, bịa đặt, bóp méo sự thật là sự khẳng định lập trường của Đảng và Nhà nước ta trước những biến động phức tạp trên thế giới và trong nước, từ đó củng cố nhận thức chính trị, giữ vững thế trận lòng dân, đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn.


Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
Trần Thị Khánh Huyền
Xem chi tiết
Ngô Thanh Tuấn
Xem chi tiết
Kazesawa Sora
Xem chi tiết
Hiệp Sĩ Mặt Nạ ooo
Xem chi tiết
Mai Đức Việt Hà
Xem chi tiết
girl_2k7
Xem chi tiết
girl_2k7
Xem chi tiết
lucyyyy
Xem chi tiết