Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
a)Đoạn trích trên đc lam theo thể thơ nào?
b)tìm phép tu từ trong 2 dòng thơ cuối và nêu tác dụng?
c)Đoạn trích trên gợi cho em bài hk gì?
Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” được viết theo thể thơ nào?
Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. Tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”
(Trích “Con có biêt” - Nhã Nam tuyển chọn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu sau:
“Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất.”
Câu 4. Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?
Trong các câu dưới đây, từ nào từ tình thái từ, từ nào không phải tình thái từ?
a) Em thích trường nào thì thi vào trường ấy.
b) Nhanh lên nào, anh em ơi!
c) Làm như thế mới đúng chứ!
d) Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.
e) Cứu tôi với!
g) Nó đi chơi với bạn từ sáng.
h) Con cò đậu ở đằng kia.
i) Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.
Phần II. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ.” (“Trở lại thiên đường” - Việt Quang) 1. Theo em, nhân vật người mẹ trong đoạn văn trên đã dạy con điều gì? 2. Ghi lại một trường từ vựng trong đoạn trích trên. 3. Tại sao trong cuộc sống, con người lại cần phải có tình yêu thương? Hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy) trình bày ý kiến của em về vấn đề trên.
Tìm trợ từ, tháng từ, tình Thái từ ở các trường hợp sau:
•A. Trưa nay các em về nhà cơ mà.
•B. Con nín đi! Mợ về với con rồi mà!
•C. Trời ơi! Ngay tại lúc này đây em vẫn không thể tin nổi.
•D. Anh à, em muốn hỏi anh bài toán này.
•E. Trời mưa thì chúng mìn đành ở nhà vậy.
•G. Khốn nạn! Nó bỏ đi rồi ư?
•H. Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
•I. Mừng à? Vẫy đôi à? Vẫy đôi cũng giết!
•K. À không! À không! Không giết cậu vàng đâu !
Chỉ ra điểm mâu thuẫn xuất hiện trong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”.
Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) Ông lão chào con cá và nói:
- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.
Con cá trả lời:
- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
b) Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:
- Đi thôi con.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?
- Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau dùng để làm gì?
a) Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”.
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
b) Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn!
(Thúy Lan, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử)
c) Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
(Thép mới, Cây tre Việt Nam)
d) Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”. “Bên kia sông Đuống”,… ra đời.
(Ngữ văn 7, tập hai)