Câu A
sao tt nhiều mà ko dc giáo viên chấm nhỉ :)
Câu A
sao tt nhiều mà ko dc giáo viên chấm nhỉ :)
Một vật có kích thước 10cm đặt sát gương cầu lồi. Hỏi ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 20cm B.10cm C.30cm D.7cm
Nhận xét nào sau đây SAI khi so sánh gương cầu lõm và gương cầu lồi?
A. Cả hai loại gương đều có thể tạo ra ảnh ảo.
B. Chỉ có gương cầu lõm mới tạo ra ảnh ảo.
C. Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo của chính vật đó tạo bởi gương cầu
lõm.
D. Gương cầu lồi thường được dùng làm gương chiếu hậu của ô tô, xe máy.
Câu 1 : Nêu định luật phản xạ ánh sáng ? Câu 2 : Nêu đặt điểm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng , gương cầu lồi , gương cầu lõm ? So sánh điểm giống và khác nhau về ảnh của vật tạo bởi gương phẳng , gương cầu lồi , gương cầu lõm có cùng kích thước
Trong ba loại gương: Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm. Ảnh ảo của cùng một vật tạo bởi gương nào có kích thước lớn nhất?
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lõm
C. Gương cầu lồi
D. Ảnh tạo bởi 3 gương bằng nhau
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo ảnh qua gương cầu lõm?
A. Ảnh của vật đặt gần gương cầu lõm là ảnh ảo.
B. Ảnh của vật qua gương cầu lõm luôn luôn là ảnh thật.
C. Ảnh của vật qua gương cầu lõm luôn luôn là ảnh ảo.
D. Ảnh của vật có thể hứng được trên màn chắn.
Câu 2: Trong pha đèn pin có một bộ phận dùng để biến đổi chùm tia phân kì thành chùm tia phản xạ song song. Đó là loại gương gì?
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm.
D. Cả ba gương trên đều phù hợp.
Câu 3: Ảnh của một vật qua gương cầu lồi và gương phẳng có điểm chung là:
A. Đều là ảnh thật
B. Đều nhỏ hơn vật.
C. Đều lớn hơn vật
D. Đều không hứng được trên màn chắn.
Câu 4: Vì sao trên ô tô hay xe máy, người ta không gắn gương cầu lõm cho người lái xe quan sát ảnh ảo của các vật ở phía sau xe?
A. Vì ảnh không rõ nét.
B. Vì vật phải để rất gần gương mới cho ảnh ảo.
C. Vì ảnh ảo nhỏ hơn vật nhiều lần.
D. Vì ảnh ảo nằm xa gương ở phía sau mắt.
Câu 5: Trong ba loại gương (gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn? Xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải.
A. Gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi.
B. Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm.
C. Gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng.
D. Gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi.
Câu 6: Trong các vật sau: Mặt trời, Mặt trăng, thanh sắt đang nung đỏ, cái bảng treo trên tường giữa ban ngày, vật nào là nguồn sáng?
A. Mặt trời, Mặt trăng.
B. Mặt trời, thanh sắt đang nung đỏ.
C. Mặt trời, Mặt trăng, thanh sắt đang nung đỏ.
D. Cả Mặt trời, Mặt trăng, thanh sắt đang nung đỏ và cái bảng.
Câu 7: Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất của chùm sáng phân kì?
A. Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng ra xa nhau khi truyền đi khi ở gần, tiến lại gần khi ở xa.
B. Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng tiến lại gần nhau khi truyền đi.
C. Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng mà khoảng cách của chúng gần nhau khi ở gần và không đổi khi ở xa.
D. Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng ra xa nhau khi truyền đi.
Câu 8: Gương cầu lõm và gương cầu lồi giống nhau ở chỗ:
A. Có thể tạo ảnh ảo lớn hơn vật.
B. Có thể tạo ảnh ảo.
C. Có thể tạo ảnh thật nhỏ hơn vật.
D. Có thể là ảnh ảo hoặc ảnh thật tùy vào vị trí đặt vật.
Câu 9: Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất của chùm sáng song song?
A. Chùm sáng song song gồm các tia sáng mà khoảng cách không đổi khi truyền đi.
B. Chùm sáng song song gồm các tia sáng mà khoảng cách của chúng tiến lại gần khi ở gần và không đổi khi ở xa.
C. Chùm sáng song song gồm các tia sáng tiến lại gần nhau khi truyền đi.
D. Chùm sáng song song gồm các tia sáng ra xa nhau khi truyền đi.
Câu 10:Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm có những tính chất nào dưới đây?
A. Lớn bằng vật.
B. Lớn hơn vật.
C. Nhỏ hơn vật.
D. Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
Câu 11:Một số gương dùng trong cuộc sống, khi soi vào ta thấy hình ảnh của khuôn mặt mình lớn hơn nhiều so với mặt. Gương soi này là:
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm.
D. Gương cầu (lõm hoặc lồi)
Câu 12:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nội dung của định luật truyền thẳng của ánh sáng?
A. Trong mọi môi trường, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
B. Trong môi trường trong suốt, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
C. Trong môi trường đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Câu 13:Bóng tối là:
A. Vùng phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền.
B. Vùng phía sau vật cản nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. Vùng phía sau vật cản nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
D. Vùng màu đen của vật.
Câu 14:Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có đèn?
A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng.
B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.
C. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.
D. Vì pha đèn có thể tạo ra chùm phản xạ song song.
Câu 15: Hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng……
A. Mặt trăng bị gấu trời ăn
B. Mặt phản xạ ánh sáng của Mặt Trăng không hướng về phía Trái Đất nơi ta đang đứng
C. Mặt trăng bỗng dưng ngừng phát sáng
D. Mặt Trăng tròn ban đêm bị Trái Đất dần che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng
Câu 16: Hiện tượng nhật thực là hiện tượng……
A. Mặt trời ngừng phát ra ánh sáng
B. Mặt trời bỗng nhiên biến mất
C. Mặt Trời ban ngày bị Mặt Trăng che khuất một phần hoặc gần như hoàn toàn.
D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng
Câu 17:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về gương cầu lõm?
A. Gương cầu lõm là một phần của mặt cầu, ảnh xa gương hơn vật.
B. Gương cầu lõm là một phần của mặt cầu, ảnh và vật có cùng khoảng cách đến gương.
C. Gương cầu lõm là một phần của mặt phẳng, ảnh gần gương hơn vật.
D. Gương cầu lõm là một phần của mặt cầu, ảnh gần gương hơn vật.
Câu 18: Chọn phát biểu sai:
A. Nguyệt thực chỉ quan sát được vào ban đêm
B. Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng nằm trong khoảng từ Mặt Trời đến Trái Đất.
C. Bóng nửa tối là vùng phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới
D. Nhật thực chỉ quan sát được vào ban ngày.
Câu 19: Chọn phát biểu đúng.
A. Góc hợp bởi tia tới với mặt gương là góc tới
B. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là góc phản xạ
C. Góc hợp bởi tia phản xạ và mặt gương là góc phản xạ
D. Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới là góc phản xạ
Câu 20: Định luật phản xạ ánh sáng:
A. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
B. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới
C. Góc phản xạ bằng góc tới
D. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới
Câu 21: Chọn phát biểu sai
A. Tia tới, tia phản xạ và pháp tuyến nằm trong cùng một mặt phẳng
B. Góc tới bằng một nửa góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ
C. Góc phản xạ luôn lớn hơn góc tới
D. Khi góc tới tăng thì góc phản xạ cũng tăng
Câu 22: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng sao cho góc tới i = 300 ta thu được tia phản xạ IR. Tìm giá trị của góc phản xạ i’. A. i’ = 900 B. i’ = 300 C. i’ = 600 D. i’ = 00 Câu 23: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng ta thu được tia phản xạ IR với góc phản xạ i’ = 250 .Tìm giá trị của góc tới i.A. i = 250 B. i = 500 C. i = 1800 D. i = 900
Câu 24:Gương cầu lồi thường được ứng dụng A. Tập trung năng lượng mặt trời
B. Làm chóa đèn pha xe ô tô, mô tô, đèn pin
C. Làm gương trang điểm tại nhà
D. Làm gương đặt ở các đoạn đường gấp khúc
Câu 25:Khi soi gương, ta thấy…
A. Ảnh thật ở sau gương
B. Ảnh ảo ở sau gương
C. Ảnh thật ở trước gương
D. Ảnh ảo ở trước gương
Câu 26: Ảnh của một một vật qua một gương phẳng luôn là:
A. Ảnh thật và nhỏ hơn vật
B. Ảnh thật, bằng vật, đối xứng với vật qua gương
C. Ảnh ảo, bằng vật, đối xứng với vật qua gương
D. Ảnh ảo, lớn hơn vật
Câu 27:Ảnh tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây?
A. ảnh ảo lớn hơn vật
B. ảnh thật nhỏ hơn vật
C. có thể là ảnh ảo hoặc ảnh thật tùy vào vị trí đặt vật
D. ảnh ảo nhỏ hơn vật
Câu 28: Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất:
A. Hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật
B. Không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật
C. Không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật
D. Hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật
Câu 29: Chọn câu sai. Ảnh của một vật qua một gương phẳng có tính chất:
A. Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ vật đến ảnh
B. Độ cao của ảnh bằng độ cao của vật
C. Kích thước của ảnh bằng kích thước của vật
D. Một điểm trên vật và ảnh tạo bởi gương phẳng của điểm đó có vị trí đối xứng với nhau qua gương
Câu 30:Đặt hai cây bút chì có giống nhau lần lượt trước gương phẳng và gương cầu lồi với cùng kích thước và cùng khoảng cách. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ảnh tạo bởi hai gương:
A. Ảnh tạo bởi gương phẳng nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
B. Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
C. Ảnh tạo bởi gương phẳng bằng ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
D. Hai gương đều tạo ra ảnh ảo nên không thể biết được ảnh tạo bởi gương nào lớn hơn.
Câu 31:Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi như thế nào so với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước?
A. Hẹp hơn
B. Rộng hơn
C. Bằng nhau
D. Tùy theo gương cầu lồi ít hay nhiều
Câu 32:Một người cao 1,5m đứng cách gương phẳng 1m. Hỏi ảnh của người đó tạo bởi gương phẳng cao bao nhiêu?
A. 1,5 m
B. 1 m
C. 2,5 m
D. 2 m
Câu 33:Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 2 m. Hỏi người đó đứng cách gương bao nhiêu?
A. 1 m
B. 3,6 m
C. 2 m
D. 1,6 m
Câu 34:Một con mèo đứng cách gương phẳng 1 m. Biết ảnh của con mèo tạo bởi gương phẳng cao 36cm. Hỏi con mèo đó cao bao nhiêu?
A. 1 m
B. 37 cm
C. 1,36 m
D. 36 cm
Câu 35:Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lõm, ta thu được chùm sáng phản xạ có tính chất:
A. Song song.
B. Hội tụ.
C. Phân kì.
D. Không truyền theo đường thẳng.
Câu 5: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm (khi vật đặt sát gương)? So sánh tính chất ảnh tạo bởi các gương?
Câu 6: Ứng dụng của gương cầu lồi, gương cầu lõm?
So sánh tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm (đối với gương cầu lõm vật đặt sát gương)?
Câu 7: Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương câu lồi Câu 8: So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước ? Câu 9:Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm ( khi vật đặt sát thương). Câu 10 : so sánh sự giống nhau và khác nhau về tính chất ảnh của cùng một vật tạo bởi gương phẳng , gương cầu lồi và gương cầu lõm( khi đặt vật sát gương )?
Nhận xét nào sau đây là đúng, khi nói về kích thước ảnh của ngọn nến được tạo bởi gương cầu lõm, gương cầu lồi và gương phẳng
A. Kích thước ngọn nến qua gương phẳng nhỏ hơn qua gương cầu lõm
B. Kích thước ảnh ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương cầu lõm
C. Kích thước ảnh ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn gương phẳng
D. Kích thước ảnh ngọn nến qua gương cầu lõm và gương cầu lồi bằng nhau