Câu 14: Một quả bóng được đá đi từ mặt đất với tốc độ 20 m/s tạo với phương ngang một góc 300 . Bao lâu thì bóng chạm đất?
A. 2,20 s. B. 2,04 s. C. 1,02 s. D. 1,40 s.
Một đu quay có bán kính R = m, lồng bằng kính trong suốt quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng. Hai người A và B (coi như chất điểm) ngồi trên hai lồng khác nhau của đu quay. Ở thời điểm t s người A thấy mình ở vị trí cao nhất, ở thời điểm t + 2 s người B lại thấy mình ở vị trí cao nhất và ở thời điểm t + 6 s người A lại thấy mình ở vị trí thấp nhất. Chùm tia sáng mặt trời chiếu theo hướng song song với mặt phẳng chứa đu quay và nghiêng một góc 600 so với phương ngang. Bóng của hai người chuyển động mặt đất nằm ngang. Khi bóng của người A đang chuyển động với tốc độ cực đại thì bóng của người B có tốc độ bằng
A. 2π/3 m/s và đang tăng.
B. π/3 m/s và đang giảm.
C. π/3 m/s và đang tăng.
D. 2π/3 m/s và đang giảm.
Một quả cầu A có kích thước nhỏ và có khối lượng m = 50 (g), được treo dưới một sợi dây mảnh, không dãn có chiều dài l = 6,4 (m), ở vị trí cân bằng O quả cầu cách mặt đất nằm ngang một khoảng h = 0,8 (m). Đưa quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng O sao cho sợi dây lập với phương thẳng đứng một góc 600, rồi buông nhẹ cho nó chuyển động. Bỏ qua lực cản môi trường và lấy gia tốc trọng lượng 10 (m/s2). Nếu khi qua O dây bị đứt thì vận tốc của quả cầu khi chạm đất có phương hợp với mặt phẳng ngang một góc
A. 38,6 0
B. 28,6 0
C. 36,6 0
D. 26,6 0
Một đu quay có bán kính 2 3 m lồng bằng kính trong suốt quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng. Hai người A và B (coi như các chất điểm) ngồi trên hai lồng khác nhau của đu quay. Ở thời điểm t(s) người A thấy mình ở vị trí cao nhất, ở thời điểm t + 2 (s) người B lại thấy mình ở vị trí thấp nhất và ở thời điểm t + 6 (s) người A lại thấy mình ở vị trí thấp nhất. Chùm tia sáng mặt trời chiếu theo hướng song song với mặt phẳng chứa đu quay và nghiêng một góc 600 so với phương ngang. Bóng của hai người chuyển động trên mặt đất nằm ngang. Khi bóng của người A đang chuyển động với tốc độ cực đại thì bóng của người B có tốc độ bằng
A. π/3 m/s và đang tăng
B. 2π/3 m/s và đang giảm
C. 2π/3 m/s và đang tăng
D. π/3 m/s và đang giảm
Trong một trận bóng đá kích thước sân dài 105m và rộng 68m. Trong một lần thổi phạt thủ môn A của đội bị phạt đứng chính giữa hai cọc gôn, trọng tài đứng phía tay phải thủ môn cách thủ môn 32,3m và cách góc sân gần nhất 10,5m. Trọng tài thổi còi và âm đi đẳng hướng thì thủ môn A nghe rõ âm thanh là 40dB. Khi đó huấn luyện trưởng của đội đang đứng phía trái thủ môn và trên đường ngang giữa sân phía ngoài sân cách biên dọc 5m sẽ nghe được âm thanh có mức cường độ âm lớn xấp xỉ là
A. 14,58m.
B. 27,31dB
C. 38,52dB.
D. 32,06dB.
Từ một đỉnh tháp cao 75 m người ta ném một hòn đá lên phía trên với vận tốc x = 20 m/s theo phương hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc a= 30° hướng lên, lấy g= 10 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Tinh: a. Độ cao cực đại mà hòn đá đạt được; b. Thời gian kể từ khi ném đến khi vật chạm đất.
Một quả cầu A có kích thước nhỏ và có khối lượng m = 50 (g), được treo dưới một sợi dây mảnh, không dãn có chiều dài l = 6,4 (m), ở vị trí cân bằng O quả cầu cách mặt đất nằm ngang một khoảng h = 0,8 (m). Đưa quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng O sao cho sợi dây lập với phương thẳng đứng một góc 600, rồi buông nhẹ cho nó chuyển động. Bỏ qua lực cản môi trường và lấy gia tốc trọng lượng 10 (m/s2). Nếu khi qua O dây bị đứt thì vận tốc của quả cầu khi chạm đất có độ lớn
A. 6 m/s
B. 4 3 m/s
C. 4 m/s
D. 4 5 m/s.
Trên mặt thoáng chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 20 cm, dao động với phương trình (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. M là một điểm nằm trên mặt chất lỏng sao cho ∆AMB vuông tại M và MA = 12 cm, I là giao điểm của đường phân giác xuất phát từ góc A của ∆AMB với cạnh BM. Số điểm không dao động trên đoạn thẳng AI là
A. 7
B. 10
C. 6
D. 5
Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 16 cm, dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt chất lỏng với phương trình cm và cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. Gọi M là một điểm thuộc mặt chất lỏng, nằm trên đường thẳng Ax vuông góc với AB, cách A một đoạn ngắn nhất mà phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách AM bằng
A. 1,42 cm.
B. 2,14 cm.
C. 2,07 cm.
D. 1,03 cm.