Một người dự định làm thí nghiệm Y-âng với bức xạ vàng λ = 0,59 μm của natri. Người ấy đặt màn quan sát cách mặt phẳng của hai khe một khoảng D = 0,6 m và dự định thu được một hệ vân có khoảng vân i = 0,4 mm. Sau khi làm được hai khe và tiến hành thí nghiệm, người ấy quan sát được 7 vân sáng nhưng khoảng cách giữa hai vân ngoài cùng chỉ đo được 2,1 mm. Hỏi khoảng cách đúng của hai khe F 1 , F 2 là bao nhiêu ?
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,5 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,6 μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm (chính giữa) một khoảng 5,4 mm có vân sáng bậc (thứ):
A. 3.
B. 6.
C. 2.
D. 4.
Trong một thí nghiệm với hai khe Y-âng, hai khe hẹp F 1 , F 2 cách nhau một khoảng a = 1,2 mm, màn M để hứng vân giao thoa ở cách mặt phẳng chứa F 1 , F 2 một khoảng D = 0,9 m. Người ta quan sát được 9 vân sáng. Khoảng cách giữa trung điểm hai vân sáng ngoài cùng là 3,6 mm. Tính bước sóng λ của bức xạ.
Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ người ta đặt màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng D thì khoảng vân là 1 mm. Khi khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe lần lượt là D + ΔD hoặc D - ΔD thì khoảng vân thu được trên màn tương ứng là 2i và i. Nếu khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe là D + 3ΔD thì khoảng vân trên màn là
A. 3 mm
B. 2,5 mm
C. 2 mm
D. 4 mm
Trong thí nghiệm giao thoa I-âng, nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ người ta đặt màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng D thì khoảng vân i = 1 mm. Khi khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe lần lượt là D + ΔD hoặc D - ΔD thì khoảng vân thu được trên màn tương ứng là 2i và i. Nếu khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe là D + 3ΔD thì khoảng vân trên màn là:
A. 3 mm.
B. 4 mm.
C. 2 mm.
D. 2,5 mm.
Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ người ta đặt màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng D thì khoảng vân là 2(mm). Khi khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe lần lượt là D+∆D hoặc D-∆D thì khoảng vân thu được trên màn tương ứng là 3i0 và i0. Nếu khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe là D+3∆D thì khoảng vân trên màn là:
A. 3(mm).
B. 5(mm).
C. 2,5(mm).
D. 4(mm).
Trong thí nghiệm I–âng với bước sóng 0,6 μm với hai khe F1, F2 cách nhau một khoảng a = 0,8 mm, các vân được quan sát qua một kính lúp (ngắm chừng vô cực), tiêu cự f = 4 cm, đặt cách mặt phẳng của hai khe một khoảng L = 40 cm. Tính góc trông khoảng vân.
A. 3,5.10–3 rad.
B. 3,75.10–3 rad.
C. 6,75.10–3 rad.
D. 3,25.10–3 rad.
Trong thí nghiệm I–âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 1 mm từ hai khe đến màn là D = 2 m, nguồn sáng gồm hai bức xạ đơn sắc λ1 = 0,6 μm và λ2 = 0,5 µm. Nếu hai vân sáng của hai bức xạ trùng nhau ta chỉ tính là một vân sáng thì khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân sáng quan sát được trên màn là
A. 1,2 mm.
B. 6 mm.
C. 1 mm.
D. 0,2 mm.
Trong một thí nghiệm Y-âng, khoảng cách giữa hai khe F 1 , F 2 là 1,2 mm, các vân được quan sát qua một kính lúp, tiêu cự f = 4 cm, đặt cách mặt phẳng của hai khe một khoảng L = 40 cm. Trong kính lúp người ta đếm được 15 vân sáng. Khoảng cách giữa tâm của hai vân sáng ngoài cùng đo được là 2,1 mm. Tính góc trông khoảng vân i và bước sóng của bức xạ.