Hỗn hợp T chứa m triglixerit và mỗi chất đều chứa hai trong số ba loại gốc axit: stearat, oleat và panmitat. Giá trị lớn nhất của m (không tính đồng phân hình học) là
A. 6
B. 8
C. 10
D. 12
Triaxylglixerol Y có thành phần chứa đồng thời các gốc axit béo: oleat, sterat và linoleat. Đốt cháy hoàn toàn a mol Y, thu được b mol CO2 và c mol H2O. Mối liên hệ giữa các giá trị a, b, c là
A. b = 5a + c
B. b = 7a + c
C. b = 4a + c
D. b = 6a + b
Triglixerit E có cấu tạo từ hai trong số các loại gốc axit béo là stearat, oleat, linoleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng O2, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,12 mol. Hiđro hóa hoàn toàn m gam E bằng H2 dư (xúc tác Ni, to), thu được 35,6 gam chất béo no. Phân tử E có chứa
A. 5 liên kết π
B. 54 nguyên tử cacbon
C. 108 nguyên tử hiđro
D. một gốc stearat
Trong thành phần của một loại dầu để pha sơn có chứa k trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Giá trị lớn nhất của k (không tính đồng phân hình học) là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 2
Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo rắn thường không tan trong nước và nặng hơn nước.
(2) Dầu thực vật là một loại chất béo trong đó có chứa chủ yếu các gốc axit béo không no.
(3) Dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch axit.
(4) Các chất béo đều tan trong dung dịch kiềm đun nóng.
(5) Tripeptit glyxylglyxylalanin có 3 gốc a-amino axit và 2 liên kết peptit.
(6) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Triglixerit T có cấu tạo từ hai trong số các loại gốc axit béo là panmitat, stearat, oleat, linoleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam T bằng O2, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,12 mol. Hiđro hóa hoàn toàn m gam T cần vừa đủ 1,344 lít khí H2 (đktc), thu được 25,86 gam chất béo no. Phân tử T có chứa
A. 100 nguyên tử hiđro
B. một gốc linoleat
C. 57 nguyên tử cacbon
D. 5 liên kết π
X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C=C và có tồn tại đồng phân hình học, MY < MZ). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sảm phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác đun nóng 21,62 gam E so với 300 mL dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng (gam) của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F có giá trị gần nhất với
A. 4,98.
B. 9,20.
C. 8,70.
D. 7,56.
Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 11,76 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 1792 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 4,96 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X có giá trị gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 38%
B. 41%
C. 35%
D. 29%
Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tọ thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm −COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 11,76 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 1792ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 4,96gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X có giá trị gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 38%
B. 41%
C. 35%
D. 29%