Cho dung dịch X chứa 0,05 mol Na[Al(OH)4] và 0,1 mol NaOH tác dụng với dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl 2M lớn nhất cần cho vào dung dịch X để thu được 1,56 gam kết tủa là
A. 0,06 lít
B. 0,18 lít
C. 0,12 lít
D. 0,08 lít
Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch chứa hai chất tan NaNO3 và 1,08 mol HCl. Sau khi kết thức phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2, có tỉ khối so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là :
A. 31,95%.
B. 19,97%.
C. 23,96%.
D. 27,96%.
Hấp thụ hết 0,2 mol khí CO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Na2CO3 thu được 100 ml dung dịch X. Lấy 50 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Mặt khác, khi lấy 50 ml dung dịch X cho từ từ vào 150 ml dung dịch HCl 1M thu được 0,12 mol khí CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,1 và 0,45
B. 0,14 và 0,2
C. 0,12 và 0,3
D. 0,1 và 0,2
Hấp thụ 11,2 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH, y mo K2CO3 ; sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần một cho từ từ vào 200 ml dung dịch HCl 2M thu được 7,168 lít CO2 (đktc). Phần hai cho tác dụng với Ca(OH)2dư thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của x, y lần lượt là
A. 0,4 và 0,3
B. 0,1 và 0,3.
C. 0,2 và 0,3
D. 0,3 và 0,3
Điện phân dung dịch X gồm FeCl2 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) với điện cực trơ màng ngăn xốp thu được dung dịch Y chứa hai chất tan, biết khối lượng dung dịch X lớn hơn khối lượng dịch Y là 4,54 gam. Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,54 gam Al. Mặt khác dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 14,35.
B. 17,59.
C. 17,22.
D. 20,46.
Cho từ từ dung dịch X chứa x mol HCl vào dung dịch Y chứa y mol Na2CO3. Sau khi cho hết X vào Y ta được dung dịch Z. Với điều kiện y < x < 2y thì thành phần của dung dịch Z là:
A. NaHCO3, NaCl, Na2CO3
B. NaHCO3, NaCl
C. chỉ có NaCl
D. NaCl, HCl dư
Cho a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa b mol NaHCO3 (biết a < b < 2a). Sau khi kết thúc tất cả phản ứng thu được kết tủa X và dung dịch Y. Số chất tan trong Y là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và FexOy thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, phần không tan Z và 0,672 lít khí H2. Cho dung dịch HCl vào Y đến khi được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa, nung tới khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2. Biết các khí đều đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử của sắt oxit là
A. FeO hoặc Fe2O3
B. FeO hoặc Fe3O4
C. Fe2O3 hoặc Fe3O4
D. Fe2O3
Hỗn hợp A gồm 2 ancol X, Y đều mạch hở có tỉ lệ mol 1 : 1 (X nhiều hơn Y một nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A, sản phẩm chỉ chứa CO2 và H2O có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 22 : 9. Z là axit cacboxylic no hai chức, mạch hở; G là este thuần chức được điều chế từ Z với X và Y. Hỗn hợp B gồm X, Y, G có tỉ lệ mol 2 : 1 : 2. Đun nóng 8,31 gam hỗn hợp B cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,3M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi D chứa các chất hữu cơ. Lấy toàn bộ D tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 9,78 gam kết tủa. Tên gọi của Z là
A. 31,47%.
B. 33,12%.
C. 32,64%.
D. 34,08%.