Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của
A. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.
B. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectron (êlectron).
C. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó.
D. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau.
Chùm sáng đơn sắc đỏ khi truyền trong chân không có bước sóng 0,75 µm. Nếu chùm sáng này truyền vào trong thuỷ tinh có chiết suất n =1,5 thì năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó là bao nhiêu. Cho
A. 2,65.10-19 J.
B. 1,99.10-19 J.
C. 3,98.10-19 J
D. 1,77.10-19 J
Có một đám nguyên tử của một nguyên tố mà mỗi nguyên tử có ba mức năng lượng EK, EM và EL. Chiếu vào đám nguyên tử này một chùm ánh sáng đơn sắc mà mỗi phôtôn trong chùm có năng lượng là ε = EM – EK. Sau đó nghiên cứu quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử trên. Ta sẽ thu được bao nhiêu vạch quang phổ?
A. Một vạch
B. Hai vạch
C. Ba vạch
D. Bốn vạch
Công thoát electron của một kim loại là 2,40 eV. Xét các chùm sáng đơn sắc: chùm I có tần số f1 = 7.1014 Hz, chùm II có tần số f2 = 5,5.1014 Hz, chùm III có bước sóng . Chùm có thể gây ra hiện tượng quang điện khi chiếu vào kim loại nói trên là
A. chùm I và chùm II.
B. chùm I và chùm III.
C. chùm II và chùm III.
D. chỉ chùm I
Chùm sáng đơn sắc đỏ khi truyền trong thủy tinh có bước sóng 0,5 μm. Biết thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5. Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó là
A. 1,77.10-19 J
B. 1,99.10-19 J
C. 3,98.10-19 J
D. 2,65.10-19 J
Một chùm ánh sáng đơn sắc tác dụng lên bề mặt một kim loại và làm bứt các êlectron ra khỏi kim loại này. Giả sử mỗi phôtôn trong chùm sáng chiếu tới kim loại làm bật ra một êlectron. Nếu tăng cường độ chùm sáng đó lên ba lần thì:
A. động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện tăng ba lần.
B. động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện tăng chín lần
C. công thoát của êlectron giảm ba lần
D. số lượng êlectron thoát ra khỏi bề mặt kim loại đó trong mỗi giây tăng ba lần
Khi nói về thuyết lượng tử, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Năng lượng của phôtôn càng nhỏ thì cường độ của chùm sáng càng nhỏ.
B. Năng lượng của phôtôn càng lớn thì tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ.
C. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tuỳ thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.
D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.
Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,30 μm vào một chất thì thấy chất đó phát ra ánh sáng có bước sóng 0,50 μm. Cho rằng công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 0,01 công suất của chùm sáng kích thích. Hãy tính tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phát quang và số phôtôn ánh sáng kích thích phát trong cùng một khoảng thời gian.
A. 0,017
B. 1,7
C. 0,6
D. 0,006
Có một đám nguyên tử của một nguyên tố mà mỗi nguyên tử có ba mức năng lượng EK, EL và EM như hình 33.2. Chiếu vào đám nguyên tử này một chùm sáng đơn sắc mà mỗi photon trong chùm có năng lượng là ε = EM – EK. Sau đó nghiên cứu quang phổ phát xạ của đám nguyên tử trên. Ta sẽ thu được bao nhiêu vạch quang phổ?
A. Một vạch
B. Hai vạch
C. Ba vạch
D. Bốn vạch