Một cái bể không có nước, nếu chỉ mở vòi I chảy vào bể thì sau 6 giờ bể đầy; nếu chỉ mở vòi II thì sau 9 giờ bể đầy. Khi bể không có nước, người ta mở vòi I chảy một thời gian sau đó đóng vòi I đồng thời mở vòi II chảy tiếp cho đến khi đầy bể. Biết tổng thời gian hai vòi chảy đầy bể là 6 giờ 30 phút. Hỏi thời gian vòi I chảy nhiều hơn vòi II là bao nhiêu ?
1 giờ vòi I chảy được 1/6 bể, vòi II chảy được 1/9 bể.
1 giờ cả hai vòi chảy được: 1/6 + 1/9 = 5/18 (bể)
1 giờ vòi I chảy nhiều hơn vòi II là : 1/6 – 1/9 = 1/18 (bể)
Giả sử thời gian hai vòi chảy như nhau thì mỗi vòi chảy : 6,5 : 2 = 3,25 (giờ) = 13/4 giờ
Như vậy lượng nước chảy được là : 13/4 x 5/18 = 65/72 (bể)
Lượng nước còn lại bù vào để đầy bể là : 1 – 65/72 = 7/72 (bể)
Nếu thay vòi II bằng vòi I thì 1 giờ lượng nước sẽ bù được là 1/18 bể
Thời gian cần thay vòi II bằng vòi I để chảy đầy bể là : 7/72 : 1/18 = 7/4 (giờ)
Thời gian vòi I chảy là : 13/4 – 7/4 = 6/4 (giờ) hay 1,5 giờ
Thời gian vòi I chảy nhiều hơn vòi II là : 6,5 – 1,5 x 2 = 3,5 (giờ)
Đáp số 3,5 giờ