Tấn Phát

Mn cho mk biết:

Cách phòng bệnh giun sán kí sinh ở động vật. 

Ai đúng nhất mk sẽ tk

Nhanh lên mk gần thi rồi

Trong này ko cs môn Sinh Học 7 nên mk ghi là toán nhé, mong mn zải zùm

ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
20 tháng 12 2018 lúc 21:36

Cách phòng bệnh giun sán kí sinh ở động vật. 

+ Vệ sinh thực phẩm : 
Ăn chín , uống sôi, không ăn gỏi cá, thịt tái ( thịt bò , thịt lợn) 
Chú ý không dùng các loại rau tưới bằng phân bắc ( phân người) vì có chứa trứng giun sán 
Các loại rau thủy sinh cũng có thể chứa các ấu trùng của các loại sán 
Không ăn thịt bò, lợn gạo . 
Rửa sạch hoa quả trước khi ăn 
+ Vệ sinh cá nhân 
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh 
Trẻ nhỏ không cho chơi lê la trên đất cát , không cho mặc quần yếm hở mông ( giun kim) 
Ngủ mùng tránh bị muỗi đốt gây bệnh giun chỉ . 
Không đi chân không trên đất cát , đất trồng trọt ( tránh bệnh giun móc) 
Tránh đắp lá cây , nhái sống vào mắt khi bị đau mắt đỏ ( một số vùng còn phong tục này , có thể bị bệnh sán nhái) 

Mỗi 6 tháng uống thuốc tẩy giun 1 lần ( Fugacar 1 viên đối với người lớn và trẻ em > 2tuổi)

Trong này ko cs môn Sinh Học 7 nên mk ghi là toán nhé, mong mn zải zùm

Nguyen Phuong Anh
20 tháng 12 2018 lúc 21:38

- Xổ giun/ sán định kỳ

- Hạn chế chăn thả ngoài thiên nhiên

- Ủ khô thức ăn

- Diệt vật chủ trung gian: Ốc ruộng,...

~~Chúc học tốt nha ~~

Nguyễn Việt Hoàng
20 tháng 12 2018 lúc 21:45

Sai bét nha bạn ❅ ๖ۣۜCold_girl ☃. Phòng bệnh giun sán ks ở động vật cơ mà , còn bạn trả lời là của người rồi.

Còn đây là câu trả lời của mình:

Phải nuôi động vật theo mô hình , tránh thả dông.Cho động vật ăn cỏ hoặc cây thủy sinh thì phải ngâm hoặc rửa sạnh vì trong cỏ và thwucj vật thủy sinh thường chứa kén sán.Khi thấy động vật có biểu hiên mắc bệnh thì phải tiêm phong ngay tránh để gây dịch bệnh.

Xong rồi nha , còn thiếu gì mong bạn thêm giúp.

Fan cuồng fairy tail!!!!!!

vo phi hung
20 tháng 12 2018 lúc 21:51

Những món ăn tiềm ẩn giun sán

Tiết canh, gỏi cá, thịt bò, thịt heo nhúng, tái, cua nướng, rau sống…là những món ăn được nhiều người ưa thích, tuy nhiên, chúng thường chứa nhiều trứng giun, sán rất nguy hiểm.

Điều trị bệnh giun sán

Vì một người (nhất là trẻ em) có thể bị mắc nhiều loại giun, sán; chẳng hạn, vừa nhiễm giun đũa lẫn giun kim, hoặc giun móc lẫn giun kim, hoặc nhiễm giun tóc và sán lá gan v.v... Vì vậy phải xét nghiệm phân để chọn thuốc có tác dụng đồng thời trên nhiều loại giun, sán. 

 

Tốt nhất cứ 6 tháng (chậm nhất là 12 tháng) chúng ta nên tẩy giun một lần. Đối với trẻ em đã tẩy giun rồi, mà vẫn còn xanh xao, yếu, kém ăn, cần phải kiểm tra xem có loại giun sán nào khác nữa không, hoặc có thể bị bệnh khác như còi xương, suy dinh dưỡng, sơ nhiễm lao v.v... để chữa trị cho đúng hướng.

Phòng bệnh

Để đề phòng bệnh giun sán, điều quan trọng là phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và nước sạch, nhất là trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn, sau khi vệ sinh cho trẻ…

Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không đi chân đất, vì ấu trùng giun móc ở ngoài đất có thể đi xuyên qua da kẽ chân để vào máu, vào phổi, vào ruột và sinh sống tại đó và gây bệnh. Quần áo của người mắc giun nên thay giặt thường xuyên, ngâm nước sôi hoặc phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun. 

Phân của trẻ có giun cũng cần phải được xử lý, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Đối với trẻ nhỏ, không để trẻ lê la dưới đất, nhất là không mặc quần thủng đít; Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em trên 2 tuổi và người lớn.


Các câu hỏi tương tự
Tấn Phát
Xem chi tiết
Tấn Phát
Xem chi tiết
Tấn Phát
Xem chi tiết
kinomoto sakura
Xem chi tiết
Tấn Phát
Xem chi tiết
anhthu bui nguyen
Xem chi tiết
Uchiha Sasuke
Xem chi tiết
Okawa
Xem chi tiết
Tnguyeen:))
Xem chi tiết