- Ngay từ ngày đầu Mĩ mở rộng chiến tranh, miền Bắc đã kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào phòng tránh : triệt để sơ tán, phân tán những nơi đông dân để tránh thiệt hại về người và của.
- Trong điều kiện chiến tranh phá hoại, ta chủ trương đẩy mạnh kinh tế địa phương, chú trọng phát triển nông nghiệp. Xây dựng kinh tế thời chiến theo hướng đó sẽ hạn chế được sự tàn phá của chiến tranh, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu tại chỗ và đời sống của nhân dân từng địa phương.
- Trên mặt trận sản xuất, miền Bắc cũng lập được những thành tích quan trọng:
+ Về nông nghiệp, diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng lên, ngày càng có nhiều hợp tác xã, nhiều địa phương đạt “Ba mục tiêu (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động trên 1 hécta diện tích gieo trồng trong 1 năm. Năm 1965, miền Bắc có 7 huyện, 640 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc trên 1 hécta trong hai vụ, đến năm 1967 tăng lên 30 huyện và 2 485 hợp tác xã.
+ Về công nghiệp, năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững. Các cơ sở công nghiệp lớn đã kịp thời sơ tán, phân tán, sớm đi vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất cho chiến đấu và đời sống. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng phát triển. Mỗi tỉnh trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh.
+ Giao thông vận tải là một trong những trọng điểm bắn phá ác liệt của địch, nhưng ta vẫn bảo đảm giao thông thông suốt, đáp ứng được yêu cầu phục vụ chiến đấu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.