Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn làm cho đất nước tương tàn trong khoảng thời gian
A. 50 năm
B. 70 năm
C. 60 năm
D. 95 năm
Trước khi tiến quân ra Bắc để đánh tan họ Trịnh và tiêu diệt quân Thanh, Quang Trung đã ra biểu dụ:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để răng đen”
Nghĩa là gì?
A. Đánh để giữ phong tục tập quán lâu đời của nhân dân ta
B. Đánh để bảo vệ truyền thống của dân tộc ta
C. Đánh để bảo vệ nền văn hoá dân tộc ta
D. Đánh để chứng tỏ sức mạnh của dân tộc ta
Cho các sự kiện:
1. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh bại quân xâm lược Xiêm.
2. Quân Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong bị sụp đổ.
3. Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 3, 2, 1
B. 3, 1, 2
C. 2, 1, 3
D. 2, 3, 1
Chính sách ruộng đất của họ Trịnh nhằm phục vụ cho quyền lợi của nhà nước phong kiến, đó là các giai cấp và tầng lớp
A. giai cấp địa chủ, tầng lớp quan liêu và binh sĩ
B. giai cấp đại địa chủ và nông dân giàu có
C. giai cấp địa chủ và quý tộc
D. giai cấp địa chủ và binh sĩ
Vì sao Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá?
A. Tránh sự xung đột Nam - Bắc triều
B. Tập hợp nhân dân khai hoang
C. Tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh
D. Tất cả các lí do trên
Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.
Khi Quang Trung tiến quân ra Bắc đã dựa vào thế lực nào để lật nhào chúa Trịnh chuyên quyền?
A. Dựa vào nhà Lê
B. Dựa vào chúa Nguyễn
C. Dựa vào nhân dân Đàng Ngoài
D. Dựa vào quân sĩ
Cho các sự kiện:
1. Toàn bộ phần đất còn lại của Cham-pa đã được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong.
2. Nguyễn Phúc Tần mở rộng cương giới đến sông Phan Rang.
3. Nguyễn Phúc Chu cho Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai, thiết lập xã, thôn, phường, ấp, khai khẩn đất hoang, lập thêm dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, đặt ra phủ Gia Định để quản lí.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 2, 1, 3
B. 2, 3, 1
C. 3, 1, 2
D. 3, 2, 1
Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long, số phận của chúa Trịnh như thế nào?
A. Bỏ trốn sang Thái Lan để cầu cứu quân Xiêm
B. Bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn
C. Chính quyền chúa Trịnh đứng trước nguy cơ bị sụp đổ
D. Chúa Trịnh phải chạy sang Trung Quốc cầu cứu quân Mãn Thanh