1.
Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
Câu này có ý nghĩa rất sâu sắc, ý muốn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí , nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.
2.
Học ăn học nói, học gói học mở.
Đây là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người cần phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho tế nhị, văn minh
3.
Học hay cày biết.
Câu này nói về những người học giỏi mà lao đông cũng giỏi
4.
Học một biết mười.
Câu này có ý nghĩa là thông minh, sáng tạo không những có khả năng học tập, tiếp thu đầy đủ mà còn có thể tự phát minh phát triển, mở rộng được những điều đã học.
5.
Học thầy chẳng tầy học bạn.
Câu tục ngữ này có nghĩa học những điều hay lẽ phải do thầy cô hướng dẫn là quan trọng, nhưng học ở bạn bè cũng rất cần thiết vì bạn sẽ giúp ta biết được những điều bổ ích đôi khi không có trong bài học của thầy cô giáo.
6.
Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
7.
Ăn vóc học hay.
Câu tục ngữ có nghĩa có ăn mới có sức khỏe, vóc dáng, có học mới biết điều hay lẽ phải trong cuộc sống
8.
Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
9.
Có cày có thóc, có học có chữ.
Câu này muốn nói phải làm lụng thì mới có cái để ăn mà sống, còn muốn có chữ thì bắt buộc phải học tập.
10.
Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
Lỏng chữ, còn có chỗ để chen, để thêm cho nó hết lỏng.Dốt đặc thì không thể thêm bất cứ cái gì vô đó cả.
11.
Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
Câu này nó cũng giống câu cần cù bù thông minh, ý nghĩa là nếu bạn chăm chỉ chịu khó học thì dù ko thông minh lắm như bạn cũng sẽ gặt hái được một số kiến thức kĩ năng nào đó.
12.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.
13.
Hay học thì sang, hay làm thì có.
Đại ý của câu này là Chăm học thì. làm nên quan sang, chăm làm thì trở nên giàu có. Khuyên người ta nên chăm chỉ.
14.
Học để làm người.
Đây là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ, khuyên chúng ta nên học tập để trở thành người có ích cho xã hội, đất nước.
15.
Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
Câu này rất đơn giản, nghĩa là làm việc vất vả thì nhất định được kết quả như mong muốn
16.
Học khôn đến chết, học nết đến già.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta không ngừng học hỏi dù ở bất kỳ độ tuổi nào đi chăng nữa.
17.
Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
Câu ca dao với đại ý là muốn khuyên chúng ta phải học tập để trở thành người có ích và nên học những gì tốt chứ không nên học tập những cái xấu.
18.
Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
Hai chữ “anh hùng” trên dùng để bộc lộ cảm xúc mãnh liệt của việc học tập, không chỉ học hiểu mà còn học để trung thành.
19.
Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn.
Việc học tập phải đi đôi với thực hành thì kết quả mới tốt được.
20.
Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
Lời ca dao đưa ra hình ảnh viên ngọc. Nói đến viên ngọc ta phải hiểu đây là đồ vật trang sức rất quý, có giá trị, đẹp lóng lánh. Nhìn vào ai cũng phải trầm trồ, ước muốn. Nhưng có ai biết đâu rằng trước kia nó chỉ là một viên đá thô sơ, tầm thường được người thợ mang về đục đẽo, mài gọt, giũa từng li từng tí mới được như vậy. Nếu như không có sự mài giũa công phu, không phải do bàn tay khéo léo của người thợ thì viên ngọc đó sẽ không sáng chói, rực rỡ
21.
Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
Đây là một trong những câu ca dao nói về học tập, khuyên mỗi người chúng ta cần phải học tập những đạo lý, lễ nghĩa làm người.
22.
Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.
.............................................. -sổ tay đến đây là hết-.........................................