Giờ sinh hoạt, bị lớp trường phê bình vì thường xuyên gây mất trật tự trong các buổi học nên K đã phàn đối gay gắt và cho rằng lớp trưởng không được phép nói xấu mình trước tập thể. K đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tự do ngôn luận.
B. Tự do phán quyết.
C.Tự do tham vấn
D. Tự do thông tin.
Sau ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, một số bạn học sinh lớp 12 ( đã đủ 18 tuổi) đến trường với niềm tự hào rất lớn trước các em lớp dưới vì lần đầu tiên thực hiện quyền bầu cử của công dân A hãnh diện khoe. “ Tớ không chỉ có một lá phiếu đâu nhé! Cả bà và mẹ “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn”. Việc làm đó của A đã vi phạm đến những nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Nguyên tắc trực tiếp, bỏ phiếu kín.
B. Nguyên tắc bình đẳng, trực tiếp.
C. Nguyên tắc bình đẳng, bỏ phiếu kín
D. Nguyên tắc phổ thông, trực tiếp.
Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản?
A. Tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
B. Không ngừng học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
C. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân
D. Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép.
Nếu không trúng tuyển vào đại học công lập, công dân có thể thực hiện quyền học tập thường xuyên, học suốt đời của mình bằng cách nào dưới đây ?
A. Học ở trường tư thục.
B. Học ở hệ tại chức.
C. Học ở hệ từ xa.
D. Học ở các trường khác.
Chọn phương án sai về trách nhiệm của Nhà nước trong đảm bảo quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân
A. Ban hành chính sách pháp luật
B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
C. Phát huy sự tìm tòi công bằng xã hội trong giáo dục
D. Đánh thuế vào sự sáng tạo của công dân
Nếu không có điều kiện theo học hệ chính quy, công dân có thể thực hiện quyền học tập thường xuyên, học suốt đời của mình bằng cách nào dưới đây ?
A. Học ở hệ tại chức.
B. Học ở nơi nào mình muốn.
C. Học ở bất cứ ngành nào.
D. Học theo sở thích.
Trong buổi sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm lấy ý kiến của học sinh về việc thi đua khen thưởng. Học sinh A không đồng ý với quy định đó nên đã nhờ tổ trưởng của tổ mình lấy danh nghĩa cá nhân để nêu lên quan điểm cho mình. Học sinh c, D không đồng ý với ý kiến của tổ trưởng nên đã nói lên quan điểm của mình. Tập hợp ý kiến của học sinh, giáo viên chủ nhiệm đã xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng cho lớp. Hành vi của người nào dưới đây thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận?
A. Học sinh A, tổ trưởng.
B. Học sinh c, D.
C. Học sinh c, D và giáo viên chủ nhiệm.
D. Giáo viên chủ nhiệm.
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của quyền học tập, quyền sáng tạo, quyền được phát triển của công dân?
A. Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta
B. Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện
C. Giúp ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế đất nước
D. Tạo điều kiện để những người học giỏi, tài năng phấn đấu học tập, nghiên cứu để trở thành nhân tài cho quê hương, đất nước
Do ghen tuông, D đã lén mở điện thoại của H ra xem và phát hiện H có nhắn tin hẹn gặp với một bạn nữ tên X đang học lớp 11. D đã bực tửc bỏ về nhà và gọi điện thoại cho Q bạn học cùng lớp. Khi thấy X đang đi đến nhà vệ sinh, D và Q đã viện cớ bị đau bụng xin thầy giáo ra ngoài. Đến nhà vệ sinh D và Q vội vã lao vào tát và giật tóc lăng nhục X. T tình cờ nhìn thấy nhưng không lên tiếng, chờ D và Q đi khỏi, lợi dụng lúc X đang chật vật đã giật rách áo và ép X vào phòng vệ sinh rồi chốt cửa lại. T và Q đã không xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bảo đảm an toàn về thư tín.
C. Được pháp luật bào hộ về sức khỏe
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.