Chị Y là công nhân nhà máy sản xuất hàng may mặc, thường xuyên vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm. Chị Y đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Kỷ luật.
D. Dân sự.
Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công cụ nhà nước,… do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là hành vi vi phạm
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Dân sự
D. Kỉ luật.
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước do
A. tổ chức kinh tế thực hiện.
B. tổ chức chính trị thực hiện.
C. cá nhân thực hiện.
D. cá nhân hoặc tổ chức thực hiện.
Là công nhân của Công ty X , A thường xuyên bị nhắc nhở vì hay đi muộn về sớm. Hành vi đi muộn về sớm của A là vi phạm
A. Hình sự.
B. Kỉ luật
C. Dân sự
D. Hành chính.
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây ?
A. Quản lý nhà nước.
B. An toàn lao động.
C. Ký kết hợp đồng.
D. Công vụ nhà nước.
Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm phá luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước,… được pháp luật nào bảo vệ?
A. Pháp luật lao động và pháp luật hành chính.
B. Pháp luật hành chính và pháp luật dân sự.
C. Pháp luật dân sự và pháp luật lao động.
D. Pháp luật lao động và pháp luật tài chính.
Công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền tố cáo
B. Quyền khiếu nại
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước
D. Quyền tham gia quản lí xã hội
Đánh dấu x vào các cột tương ứng với các hành vi vi phạm pháp luật dưới đây:
Stt |
Hành vi |
Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân(1) |
Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe(2) |
Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm(3) |
Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân(4) |
Vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín(5) |
1 |
Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác |
|
||||
2 |
Đánh người gây thương tích |
|
||||
3 |
Công an bắt giam người vì nghi là lấy trộm xe máy |
|
||||
4 |
Đi xe máy gây tai nạn cho người khác |
|
||||
5 |
Giam giữ người quá thời hạn quy định |
|
||||
6 |
Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người |
|
||||
7 |
Tự ý bóc thư của người khác |
|
||||
8 |
Nghe trộm điện thoại của người khác |
|
||||
9 |
Tự tiện khám chỗ ở của công dân |
|
“.... là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”.
A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền bầu cử.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền góp ý.