26.1. Cây bàng (Terminalia catappa) thường rụng lá vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, ít mưa và đam chồi nảy lộc vào mùa xuân. Hãy giải thích ý nghĩa thích nghi của việc rụng lá ở cây bàng.
26.2. Giữa trưa hè nắng nóng, cường độ ánh sáng mạnh. Hãy giải thích hiện tượng sau:
a) Tại sao nhiều cây lại héo lá?
b) Trong điều kiện nắng nóng, khí khổng ở lá thường đóng hay mở? Vì sao?
c) Tại sao không nên tưới nước cho cây lúc giữa trưa khi trời nắng nóng?
26.3. Thực vật là sinh vật tự dưỡng, có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ carbonic, nước và nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời. Từ sản phẩm của quá trình quang hợp thực vật có thêm nhiều nguyên tố khoáng như nitrogen, phosphate, lưu huỳnh,... để tổng hợp nên những chất quan trọng đối với tế bào như protein, acid nucleic,...; cần các nguyên tố Ca, Na, K, Cl, Zn, ..... tham gia vào các hoạt động trao đổi chất của tế bào và sinh lý của cơ thể. Nhu cầu của thực vật với các nguyên tố khoáng là không giống nhau có những nguyên tố càng với lượng lớn gọi là nguyên tố đa lượng, có những nguyên tố càng với lượng rất nhỏ gọi là nguyên tố vi lượng.
a) Nếu chỉ cung cấp cho cây đủ ánh sáng, nước và khí carbonic thì cây có thể sinh trưởng phát triển bình thường hay không? Tại sao?
b) Nitrogen là nguyên tố khoáng quan trọng để tổng hợp protein. Dựa vào vai trò của của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể, hãy dự đoán việc thiếu nitrogen ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể thực vật?
c) Khi trồng cây trên đất cây sẽ lấy chất khoáng từ đất để hình thành nên các cấu tạo của cơ thể. Con người đem các sản phẩm nông nghiệp đem đi bán. Giải thích tại sao canh tác nông nghiệp cần phải bón phân để duy trì năng suất?
d) Bón phân không đúng cách cho cây trồng sẽ gây hại cho cây, suy thoái đất đai, ô nhiễm môi trường,.... Hãy trình bày các nguyên tắc bón phân hợp lý cho cây trồng.
26.6. Quá trình thoát hơi nước có những ý nghĩa nào sau đây?
Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây.
Điều hoà nhiệt độ bề mặt lá.
Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.
Giúp khuếch tán khí O2 từ trong lá ra ngoài môi trường.
26.7. Để xác định lượng phân bón cần bón cho một vụ thu hoạch định trước thì phải căn cứ vào các yếu tố nào?
26.8. Một bạn học sinh dùng nhiệt kế do nhiệt độ ở bề mặt lá cây phát tài, bạn nhận thấy rằng nhiệt độ ở bề mặt lá thấp hơn nhiệt độ môi trường khoảng 0,5 – 1oC. Tuy nhiên, bạn không giải thích được tại sao lại như vậy. Em hãy giải thích giúp bạn.
26.10. Chọn các từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được nội dung đúng.
a) Nước và muối khoáng hoà tan trong đất được ...(1)... của rễ hấp thụ, sau đó được chuyển qua phần ...(2)... rồi thâm nhập vào ...(3)... và tiếp tục được vận chuyển lên các bộ phận khác của cây.
b) Thoát hơi nước có thể diễn ra qua bề mặt lá hoặc qua khí khổng, trong đó thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu. Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước chính là cơ chế điều tiết ...(1)... Khi tế bào khí khổng ...(2)... sẽ căng ra, khí khổng ...(3)... để hơi nước thoát ra ngoài. Khi tế bào khí khổng bị ...(4)... sẽ xẹp xuống, khí khổng sẽ ...(5)... làm hạn chế sự thoát hơi nước ra ngoài.
26.11. Đôi khi, ta có thể thấy hiện tượng có các giọt nước ở mép lá vào buổi sáng sớm. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng này.
26.12. Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
STT |
Khẳng định |
Đúng/sai |
1 |
Chất hữu cơ do mạch rây vận chuyển có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình quang hợp |
|
2 |
Lá cây không có khả năng hấp thụ các chất khoáng |
|
3 |
Nước và chất khoáng hoà tan trong đất được vỏ rễ hấp thụ vào tế bào lông hút |
|
4 |
Quá trình hấp thụ chất khoáng từ môi trường vào rễ luôn đi kèm với quá trình hấp thụ nước |
|
5 |
Để rễ cây phát triển tốt, cần làm cho đất tơi xốp, thoáng khí trước khi trồng cây và xới xáo đất, vun gốc định kì |
|
6 |
Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước diễn ra càng mạnh |
|
7 |
Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng là một yếu tố quyết định sự đóng, mở của khí khổng |
|
8 |
Phần lớn lượng nước mà cây hấp thụ từ rễ sẽ thoát hơi qua lá |
|
9 |
Vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng, cần tưới nước cho cây ít hơn bình thường |
|
10 |
Thoát hơi nước ở lá là động lực để vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên lá |
|
26.13. Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trong đối với sự sống của cây?
26.14.
a) Nhờ đặc điểm nào mà rễ cây có thể hút nước và muối khoáng?
b) Quan sát hình, em hãy mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ.
▲ Hình. Sơ đồ con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ
26.15. Đọc đoạn thông tin sau vàhoàn thành theo mẫu bảng.
Rễ hấp thụ nước và muối khoáng vào cây, tiếp tục được vận chuyển lên thân và lá cây theo mạch gỗ.
Chất hữu cơ tổng hợp ở lá được vận chuyển theo mạch rây trong thân và cành đến các nơi cần sử dụng hoặc bộ phận dự trữ của cây (hạt, củ, quả).
▲ Hình. Sự vận chuyển các chất trong cây
Loại mạch |
Hướng vận chuyển chủ yếu |
Chất vận chuyển |
Nguồn gốc của chất được vận chuyển |
Mạch gỗ |
? |
? |
? |
Mạch rây |
? |
? |
? |
26.17.
a) Thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật và đối với môi trường?
▲ Hình. Khí khổng mở giúp hơi nước, O2 được giải phóng ra ngoài không khí và CO2 khuếch tán vào tế bào lá
b) Tại sao vào những ngày hè nắng nóng, khi đứng dưới bóng cây, chúng ta có cảm giác át mẻ, dễ chịu?
26.19.
a) Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
b) Vì sao trước khi trồng cây hoặc gieo hạt, người ta thường làm đất tơi xốp và bón lót một số loại phân?
26.21.
a) Vì sao khi di chuyển cây đi trồng ở nơi khác, người ta thường bắt một phần cành, lá.
b) Vì sao vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng phải tưới nhiều nước cho cây?
26.22.
a) Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là gì?
b) Dựa vào kiến thức đã học về cấu tạo của khí khổng và quan sát hình, em hãy cho biết thành tế bào hạt đậu có những biến đổi như thế nào trong hoạt động đóng, mở khí khổng.
▲ Hình. Hoạt động đóng, mở khí khổng ở lá cây
c) Tại sao người ta thường tưới nước nhiều hơn cho cây trồng vào những ngày mùa hè nóng bức?
26.23.
a) Kể tên các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và muối khoáng của cây.
b) Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật, em hãy đề xuất một số biện pháp tưới nước và bón phân hợp lí cho cây.
26.24.
a) Để tưới nước và bón phân hợp lí cho cây trồng, cần dựa vào những yếu tố nào?
b) Điều gì sẽ xảy ra với cây khi lượng nước cây hấp thụ được ở rễ bằng, lớn hơn hoặc bé hơn lượng nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá? Giải thích.
c) Nếu tưới nước và bón phân không hợp lí sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho cây trồng?
26.26. Tại sao người ta thường khoét lỗ bên dưới đáy các chậu dùng để trồng cây?
26.27.
– Vì sao trước khi trồng cây, người ta cần cày, xới làm cho đất tơi, xốp.
– Vì sao sau khi bón phân, người ta thường tưới nước cho cây?
26.28. Vì sao khi đem cây trồng ở một nơi khác, người ta phải cắt bớt cành, lá?
26.29. Trong vườn cây ăn quả, khi quan sát thấy có nhiều cây bị vàng lá, có ý kiến cho rằng các cây này có thể đang thiếu nitrogen.
a) Em hãy cho biết ý kiến trên là đúng hay sai. Vì sao?
b) Nếu ý kiến trên là đúng, chúng ta cần bón loại phân nào để cung cấp nitrogen cho cây?
26.30. Em hãy giải thích cây tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, từ giống”.
Câu 4 Sau khi học vế quá trình thoát hơi nước ở cây xanh, bạn Mai băn khoăn muốn biết xem nếu sự thoát hơi nước ở lá không diễn ra thì điểu gì sẽ xảy ra, còn Khôi thì không biết tưới nước hợp lí cho cây trồng là như thế nào. Em hãy giúp Mai và Khôi giải đáp các băn khoăn trên? Câu 5. Vụ trước, bà của Hoa trổng giống lúa mới, bà thấy giống lúa này cho năng suất cao, nấu cơm dẻo và thơm, vụ này bà muốn tiếp tục trổng giống lúa đó nên bà đi mua lúa giống. Hoa thắc mắc tại sao không lấy thóc nhà mình vừa thu hoạch để trồng tiếp vụ này. Em hãy vận dụng những kiến thức đã học để giải thích cho Hoa hiểu. Câu 6: Giải thích lợi ích của các việc làm sau: a) Khi vận chuyển cây gỗ đến nơi trồng mới, người ta thường tỉa bớt cành, lá. b) Người nông dân sẽ tỉa bớt các cây con khi trồng quá dày. c) Gõ kẻng cho cá ăn d) Bọc chăn/ tải cho gia súc vào mùa đông. e) Vệ sinh chuồng trại thường xuyên f) Thắp đèn vào ban đêm cho cây hoa
Câu 25: Đun sôi lá cây thí nghiệm bằng nước cất có tác dụng gì? A. Để ngưng hoạt động sống của tế bào B. Tẩy hết lục lạp C. Làm trắng lá D. Diệt vi khuẩn
Câu 25: Đun cách thuỷ lá cây thí nghiệm bằng cồn 90° có tác dụng gì? A. Để ngưng hoạt động sống của tế bào B. Tẩy hết lục lạp C. Làm trắng lá D. Diệt vi khuẩn
một bạn học sinh khi học về quang hợp đã làm một thí nghiệm với 2 chiếc lá màu xanh trên cùng một cây như sau:
Chiếc lá A có quấn băng dính màu đen, Chiếc là B thì ko. Để cây phát triển bình thường, chờ đợi sau 48h sau đó ngắt 2 chiếc lá, đun nước sôi, nhỏ dung dịch iodine lên cả hai chiếc lá
-Điều gì xảy ra vói hai chiếc là sau khi làm thí nghiệm?(giải thích)
Câu 17 Hiện tượng ngọn cây xanh nghiêng về phía ánh sáng được gọi là
A. hướng tiếp xúc. B. tính hướng đất.
C. cảm ứng với nhiệt độ. D. tính hướng sáng.
Câu 18: Thường xuyên tắm gội để làm sạch cơ thể, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình nào của cơ thể diễn ra tốt hơn.
A. Hấp thụ chất dinh dưỡng.
B. Trao đổi khí.
C. Bài tiết.
D. Hô hấp.
Câu 19: Trong các cây sau đây, loài nào cảm ứng với ánh sáng nhanh nhất là
A. cây rau cải.
B. cây nhãn.
C. cây hoa cúc.
D. cây hoa hướng dương.
Câu 20: Khi trồng cây ăn quả quá mau, chúng ta thường thấy hiện tượng cây ăn quả thường có tán nhỏ vươn cao mà không xòe rộng. Yếu tô gây ra hiện tượng đó là do
A. nước tưới.
B. ánh sáng.
C. nhiệt độ.
D. cây thiếu chất dinh dưỡng.
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp hãy trình bày cách làm thí nghiệm chứng minh lá cây quảng hợp thải ra khí 02
Giải thích tại sao khi ở ngoài Ko gian, các phi hành gia muốn trò chuyện với nhau thì phải chạm hai cái mũi lại với nhau
Bác ba đến ngày thu hoạch khoai lang, tuy nhiên khi nhổ khoai lên thì mấy củ khoai rất nhỏ. Theo em, cần phải làm gì để vào mùa sau cây khoai lang của bác ba ra củ to hơn?