Bài 5: Tôn trọng kỷ luật

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Rinne Tsujikubo

Kính thưa HOC24 thân mến và thầy phynit

Hôm nay em xin được nhắc đến vấn đề bạn Phạm Hải Đăng đã cướp nick bạn Nguyễn Huyền Trâm rồi còn đăng bài viết vu khống bạn Trâm đã cướp nick của mình, ngoài ra bạn Phạm Hải Đăng còn trả lời linh tinh, bậy bạ. Bằng Chứng: Câu hỏi của Phương Trần Hà - Lịch sử lớp 6 | Học trực tuyến. Ngoài ra bạn còn chửi tục, những câu vô văn hóa, thiếu lịch sự, em đã bảo bạn là bạn đã cướp nick bạn Trâm nhưng bạn còn chửi ngược lại em và còn thách thức em.

Em mong quản lí và cộng đồng hãy đưa ra những hình phạt thích đáng dành cho bạn. Bạn không chỉ làm một lần mà bạn đã làm nhiều lần. Em xin chân trọng cảm ơn mọi người đã lắng nghe thông báo!Em xin hết

Phạm Hải Đăng
19 tháng 1 2020 lúc 21:27

này nhé

câu trl áy của tôi hoàn toàn đúng nhé

Khách vãng lai đã xóa
Rinne Tsujikubo
19 tháng 1 2020 lúc 21:28
Khách vãng lai đã xóa
Phạm Hải Đăng
19 tháng 1 2020 lúc 21:30

ko tin đây xem t trl đúng ko:

Quân Mã Viện cởi truồng đánh nhau với quân Hai Bà Trưng? 15 tháng 1, 2015 lúc 05:12

Trong cuốn: "Trưng Nữ Vương khởi nghĩa Mê Linh", trang 30 và 31 có ghi:

“Thấy khí thế Hai Bà Trưng quật cường, khó bề thắng, Mã Viện liền hạ kế bắt quân sỹ cởi truồng mà giao chiến. Các đội nữ binh của hai Bà trông thấy rất xấu hổ, ngượng ngùng quay đi, nhuệ khí vì thế mà suy giảm rất nhiều. Lợi dụng tình hình đó, Mã Viện thúc quân xông lên làm cho quân Hai Bà phải thua. Trưng Vương buộc phải rút quân về giữ Cấm Khê (nay thuộc Vĩnh Phúc). Lực lượng quân Mã Viện quá lớn, lại giở trò quỷ quyệt khiến các đội nữ binh phải bỏ chạy. Mã Viện thừa thế xua quân truy đuổi ráo riết…”.

Kèm theo đó là bức tranh quân lính của Mã Viện "bên trên mùa đông, bên dưới mùa hè", tức là trên thì mặc giáp đội mũ, dưới thì... cởi truồng đang đánh nhau với nữ binh của Hai Bà Trưng khiến cho các nữ binh xấu hổ che mặt.

Thứ nhất, chưa có tài liệu sử học nào của ta và Tàu ghi rằng Mã Viện cho quân cởi chuồng đánh nhau với quân của Hai Bà Trưng cả. Đây là lỗi quen kiểu viết bạt mạng nhưng không có thói quen kiểm chứng tài liệu.

Thứ hai trong dân gian có loan truyền nhưng đó là về quân lính của Lục Dân trong trận chiến với Bà Triệu, chứ không phải Bà Trưng. Đây là cái nhầm theo kiểu nghe “láng máng” ngoài luồng đã lao vào viết.

Thứ ba, về vấn đề chứng thực thì dù là Mã Viện hay Lục Dận thì phải thừa nhận đó là những danh tướng đương thời và cũng là danh nhân của Trung Quốc. Đặc biệt là Mã Viện, một thời được rất nhiều tướng lĩnh phong kiến Á Đông tôn trọng. Gia Cát Lượng khi đi bình định Mạnh Hoạch cũng từng lạy như tế sao trước đền thờ Mã Viện đó thôi. Cứ giả sử rằng trong cuộc chiến đó đánh mãi không tiêu diệt được nghĩa quân thì tuy là kẻ địch của nhân dân ta chẳng nữa cũng thật là hài hước khi ai đó tưởng tượng những tướng lĩnh nổi danh đời Đông Hán như Mã Viện lại có thể dám dùng chiêu trò ô nhục này để bôi danh vào sử sách, và tất nhiên ông ta đã không dùng và sử sách cũng không có ghi lại điều dơ bẩn này.

Nhân nói thêm, về phương diện con người thật thì Mã Viện rất được ca ngợi về phẩm hạnh và đạo đức tại các chính sử Trung Quốc vốn có truyền thống ngàn năm khen-chê xét lại, có thể nói là khá quân tử. Hậu duệ của ông này cũng có tiếng tăm: là Mã Đằng – chúa Tây Lương, và Mã Siêu và Mã Đại – các trọng thần là Thục Hán. Con gái của ông ta cũng là hoàng hậu của vua Hán Minh Đế - có danh phong là Minh Đức hoàng hậu.

Lục Dận, về con người thật cũng là một danh thần của Đông Ngô, là cháu của Đại đô đốc Lục Tốn – người đã hỏa thiêu đại quân của Lưu Bị khiến Lưu Bị ôm hận mà chết. Lục Dận còn là em của tả thừa tướng Đông Ngô là Lục Khải, cũng là bạn bàn luận thế sự của thái tử Đông Ngô Tôn Hòa và từng được Tôn Quyền rất tín nhiệm (nên mới phái đi trấn áp Giao Châu đối đầu với Bà Triệu). Nhìn chung cung là dạng trí thức danh gia vọng tộc, không phải hạng lưu manh.

Như vậy Lục Dận cũng là một danh sĩ đương thời, tuy thời phong kiến đánh nhau liên miên, đa mưu quỉ kế, tướng soái nghi binh, thậm chí quân đội cướp bóc hãm hiếp cũng không có gì là lạ, nhưng tướng lĩnh lúc đó (và cả bây giờ) khó mà có thể (dám) tưởng tượng ra cái chiêu trò “cởi chuồng đánh trận”.

Thứ tư, trong các trận chiến đó, Mã Viện và Lục Dận đều có ưu thế tuyệt đối về quân sự, chính trị so với quân khởi nghĩa của nhân dân ta do Bà Trưng, Bà Triệu lãnh đạo, bọn chúng là kẻ đàn áp quân ta. Mã, Lục không phải lâm vào đường cùng, bí thế tuyệt lộ. Mà trong lịch sử cũng chỉ thấy tướng lĩnh hoặc là bị giết, tự vẫn hoặc tháo chạy hoặc qui hàng hay bị bắt chứ không thể tưởng tượng ra đội quân cởi truồng để giành lợi thế trên chiến trường.

Thứ năm, về mặt trực quan, việc cởi truồng đánh trận thật không thể tưởng tượng nổi vì nó rất phản binh pháp mà người ta được dạy khi xưa (hàng ngũ chỉnh tề, cờ tiết ngay ngắn, quân kỷ nghiêm minh, quân trang chỉnh đốn, sĩ khí ngất trời) và quân đội của “thiên tử” phải có tác phong khác (ít nhất về mặt hình thức) để phân biệt với lục lâm, thảo khấu. Trong khi hàng trăm năm sau người ta phải nghĩ đủ mọi cách cải cách quân trang để bảo vệ “hạ bộ” thì quân Mã (hoặc Lục) lại cởi truồng, khác gì phơi hết “hành tỏi” ra làm bia cho địch bắn phá, rất có hại cho binh sĩ chưa kể không cần tác chiến, chỉ cần hành quân hoặc xung phong thôi đã vô cùng thiếu nghiêm túc, mất quân kỷ - điều hài hước trong XH Á Đông xưa kia. Đấy là chưa kể cây cỏ va quệt vào chỗ hiểm, ruồi bọ bâu vào ngứa ngáy, chim cò buồn mỏ lại mổ cho vài cái thì sao?

Thứ sáu, đây cũng là một điều ngây thơ đến đáng thương của tác giả. Có lẽ tác giả chưa chịu suy nghĩ kỹ trước khi xuất bản sách nên quên mất một điều rằng Bà Trưng (và sau này là Bà Triệu) lãnh đạo nhân dân ta đứng lên chống lại quân xâm lược phương Bắc. Lực lượng của Hai Bà Trưng và Bà Triệu là những nghĩa quân bất mãn với sự thống trị và sự liên hiệp giữa các toán quân của các thủ lĩnh nhỏ ở các làng mạc hợp lại thành đội quân lớn (cho dù có lớn thì đội quân này vẫn tổ chức lỏng lẻo và thiếu chính qui, thiếu trang bị hơn rất nhiều so với quân Hán, quân Ngô). Những nghĩa quân này theo chúng tôi nhận định thì đa phần vẫn là nam đinh, số nữ nhân có thể có nhưng thực sự không đáng kể, ngoại trừ việc lãnh đạo của họ là các nữ lang hào kiệt: Bà Trưng, Bà Triệu và một số không nhiều các nữ tướng và thân tín. Lực lượng nghĩa quân đa phần vẫn phải là nam và đó mới là lực lượng thực sự để chiến đấu.

Việc tác giả phân chia ra cuộc chiến nam – nữ khiến cho ngay cả đứa bé cũng cảm thấy có điều gì đó ngây ngô, không ổn lắm, nó giống như sự hư cấu về cái gọi là “Tây Lương Nữ Quốc” trong Tây Du Ký, một vương quốc mà toàn nữ. Nhưng ít ra "Tây Lương nữ quốc" còn dễ chấp nhận hơn vì nó đặt trong một bối cảnh viễn tưởng và trẻ em cũng suy luận ra đó là sự hư cấu.

Xin trích một đoạn trong “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” viết: “Kỷ Hợi, [39], (Hán Quang Vũ Lưu Tú, Kiến Vũ năm thứ 15) . Thái thú Giao Chỉ là Tô Định chính sự tham lam tàn bạo, Trưng Nữ Vương dấy binh đánh”. Sau đó viết: “Canh Tý, năm thứ 1 [40], (Hán Kiến Vũ năm thứ 16). Mùa xuân, tháng 2, vua khổ vì Thái thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Định giết chồng mình, mới cùng với em gái là Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu. Định chạy về nước. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, lấy được [2b] 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vua, mới xưng là họ Trưng”… Còn về Bà Triệu thì: “Sau, người con gái ở quận Cửu Chân là Triệu Ẩu tập họp dân chúng đánh chiếm các quận huyện. Dận dẹp yên được”.

Tất cả binh sĩ của Bà Trưng, Bà Triệu đều được ghi giống như mọi cuộc khởi nghĩa khác, đều là dân chúng biến thành nghĩa quân… không có chuyện binh sĩ là nữ giới như tác giả nhầm tưởng (thực ra là do nghe chuyện truyền miệng ngoài dân gian rồi nhầm lẫn, lấy chuyện tầm phào biến thành chuyện sử sách nghiêm túc).

Cuối cùng để trả lời cho việc, vì sao người ta lại đồn thổi rằng quân của Lục Dận (chứ không phải Mã Viện như tác giả nhầm) cởi truồng xỉ nhục quân của Bà Triệu (chứ không phải Bà Trưng) thì chúng ta có thể giả thiết rằng, đó cũng nằm trong quĩ đạo thông thường của người xưa. Tức là phóng đại hóa hoặc thần thánh hóa mọi việc. Một việc tốt của người xưa có thể được phóng đại thành rất tốt, rất điển hình để thể hiện sự ủng hộ, ngược lại một việc bị ghét bỏ cũng có thể được phóng đại thành cực xấu, cực ác và cực kỳ ti tiện thông qua hệ thống truyền khẩu dân gian, rỉ tai nhau mà chúng ta gọi là “lời đồn”. Cho nên trong văn hóa phương đông này, chính sử cũng có nhưng lời đồn còn nhiều hơn. Một ông vua tốt thì được gán với vô vàn huyền thoại, truyền thuyết, điển tích, chẳng hạn theo mô hình sau: khi mẹ ông ta sắp sinh thì rồng bay phượng múa, ở đâu đó có cầu vồng bay lên, ở đâu đó có sấm truyền, ở đâu đó có đào được dòng chữ, nhà ai đó thế nọ thế kia… sau khi ông ta ra đời thì ở chỗ nọ có vết chàm, chỗ kia có dị biệt… ba tuổi gặp đạo sĩ nói thế này, chỉ lên trời bảo thế kia… ok.

Đến như ông chủ tịch Triều Tiên trước kia còn được thần thánh hóa khi gắn sự ra đời của ông với hàng loạt các sự kiện linh thiêng của dãy Trường Bạch Sơn và rất nhiều sự kiện khác. Ngay cả đến khi ông chết đi cũng vậy. Ví dụ, theo baodatviet, truyền thông Triều Tiên đưa tin: “Ngay trước khi Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Chính Nhật qua đời, bầu trời bỗng chuyển thành màu đỏ trên núi Bạch Đầu Sơn (Paektu) và tảng đá không thể xuyên thủng tại trung tâm dãy núi lửa linh thiêng đối với nhân dân Triều Tiên bỗng nứt ra với một tiếng nổ vang trời.KCNA còn đưa tin một con sếu Mãn Châu đã bay tới thành phố Hàm Hưng, đi vòng quanh tượng của ông Kim Nhật Thành hàng giờ trước khi cúi rạp đầu và bay về phía Bình Nhưỡng. Sếu được coi là biểu tượng cho tuổi thọ theo truyền thống của người dân bán đảo Triều Tiên. Đó là những thay đổi từ thiên nhiên mà Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên tuyên truyền sau cái chết của Chủ tịch Kim ngày 17/12 vừa qua”… Chúng tôi không bình luận thêm nhưng rõ ràng thấy rằng ngay cả trong thế kỷ 21 việc thần thánh hóa cũng vẫn có thể thực hiện được.

Ở chiều ngươc lại, để thể hiện sự căm thù giặc, chúng ta cũng không tiếc gì nước bọt mà không bôi nhọ chúng và xuyên tạc về chúng. Đây không có đúng sai, mà đây là chiến tranh thông tin, là tuyên truyền. Hầu hết chiến sĩ không mấy ai có được diễm phúc thấy được tướng giặc đâu, cho nên khi tướng soái bên kia bị vây, tướng bên này mới truyền những khẩu lệnh rất chung chung, ví dụ: “cứ thằng nào có râu dài thì bắt, được thưởng nghìn vàng, phong quan 5 cấp, vạn hộ”, thằng bị vây sợ quá cắt bố cả râu, có thằng phát hiện ra báo lại, tướng truy kích lại truyền: “thằng nào cắt râu thì bắt”… hoặc “thằng nào ngựa trắng cứ bắn cho ta”…

Cho nên trong xã hội mù thông tin và biết nhau theo kiểu “thầy bói xem voi”và thông tin hoàn toàn què quặt một chiều thì sự tâng bốc hoặc bôi nhọ là rất dễ. Đã là tướng giặc thì được phịa ra nào là “mắt lồi’ hai đầu” (như Sầm Hưng), hoặc “chuyên ăn thịt trẻ con” hoặc “tương truyền là đầu hổ, mình báo…”, “chuyên móc tim gái tơ”… thật là hoang đường. Những cuộc binh biến thời xưa, những cuộc khởi nghĩa hoặc ly khai của các thủ lĩnh… đều có đội quân tuyên truyền đi cùng hỗ trợ. Thời xưa chiến tranh thông tin còn nguy hiểm hơn hiện nay, chỉ riêng việc phao tin trong thiên hạ, phổ biến một số bài đồng dao, bài hát (do cố ý tạo ra)… đã khiến hàng nghìn anh hùng, danh tướng bỏ mạng oan uổng, khiến hàng nghìn cuộc chiến bị khai đao vô nghĩa, nhiều vương triều sụp đổ…

Cho nên câu chuyện về “đội quân cởi truồng” thỉnh thoảng được lưu truyền trong dân gian là do nguyên nhân như vậy. Đó chính là dạng chiến tranh thông tin mà xuất phát từ lòng căm ghét quân Bắc xâm lược và hư cấu mà ra. Những hư cấu như vậy rất nhiều cả hai phương diện: ca ngợi (thần thánh hóa cá nhân) mà đỉnh cao là lập đền thờ cúng, và vùi dập (thành kiến cá nhân) bằng cách tưởng tượng ra các hình ảnh xấu, những tiếng đồn, những câu chuyện huyền bí, những “bí ẩn” mang nặng mùi sát thủ và tàn bạo.

Với ít nhất sáu điều sai lầm nêu trên cả về phương diện sách vở lẫn phương diện suy luận bình thường thì quả thật chúng tôi cho rằng người viết nắm kiến thức rất hời hợt. Không chỉ thế, tư duy logic cũng rất có vấn đề và phong cách làm việc cũng thiếu nghiêm túc. Ở đây đã là thế kỷ 21 rồi, nhìn mọi thứ không chỉ kỹ nghệ, tự nhiên mà cả xã hội với con mắt khoa học đi, đừng bám mãi vào văn hóa rỉ tai vốn chỉ phù hợp với người dân ít học của thời kỳ 90% dân mù chữ ngày xưa nữa. Trong sách sử như thế nào, người viết sử phải biết chọn lọc cho đúng, cho khách quan. Việc đưa ra trò trẻ con của đội quân “cởi truồng” chẳng khác nào một hình thức thiếu tôn trọng con người, nhồi sọ trẻ con với những áp đặt ngây ngô về nhận thức, chẳng khác nào tuyên truyền rằng lính ta là thiên sứ còn lính địch (ví dụ Pháp, Mỹ) có sở thích “ăn thịt người”. Tất nhiên đến giờ chúng ta biết, hiếp dâm thì có thể, thậm chí giết người cũng có thể có nhưng “ăn thịt người” thì đúng là không. Dẫu biết chiến tranh thông tin rất quan trọng, “truyền thông chủ lưu” lúc nào cũng tồn tại nhưng cần phải tinh vi và biết tới đâu thì không ngây ngô.

Tất nhiên chúng tôi không đánh giá tác giả của cuốn sách có thể tư duy đến mức độ “truyên truyền”. Ở đây chúng tôi cho rằng, đơn giản chỉ dừng lại là hậu quả của một trình độ yếu kém, một thái độ làm việc qua loa và một cái nhìn ngây ngô, thiếu tôn trọng người đọc, nghĩ ai cũng là người tiền sử dễ dắt mũi vậy đấy.

Về hình vẽ. Ở đây không hề có câu truyện “quân Mã Viện cởi truồng” cho nên cả chữ và hình vẽ đều không nên có. Nhưng kể cả có chuyện này chăng nữa thì việc vẽ hình ảnh một cách trực quan về sự “cởi truồng” như trong sách chỉ thể hiện cái ngây thơ của họa sĩ. Đâu phải cứ “đội quân cởi truồng” là phải vẽ cởi truồng và một thiếu nữ đang ôm mặt xấu hổ. Để tránh bị dư luận phản ứng, đặc biệt trong văn hóa Á Đông, các vị có thể vẽ một cách đại khái, tượng trưng và tập dần thói quen rời bỏ tư duy trực quan: sờ được, ngửi được, nghe thấy, nhìn thấy… và tư duy trừu tượng hơn một chút.

Viết thêm vào sau:

Đây là dạng chiến tranh thông tin. Dân ta xưa kia đúng là phải dùng văn hóa rỉ tai để giảm bớt nỗi đau lòng bị kẻ mạnh ăn hiếp, tìm cách đổ lỗi "cởi truồng" cho thất bại của mình. Đó cũng là lịch sử không tránh khỏi vì ngày đó dân trí thấp và dĩ nhiên để tồn tại được và tự tôn với dân tộc, người ta phải có điều gì đó để bấu víu và bôi nhọ kẻ địch. Chúng ta tuyệt nhiên không thể TRÁCH tiền nhân vì đó là LỊCH SỬ, là tất yếu. Người Tàu, Triều Tiên hay các dân tộc khác xung quanh vẫn có những đồn đại kiểu như vậy để "tự an ủi". Đó chính là tất yếu của lịch sử và không thể nào khác được.

Nhưng chúng ta nhận thức như thế để tôn trọng lịch sử (không như nhiều người có thú vui dị hợm là quay lại chửi cha ông như hát hay, và lấy làm sướng) nhưng xã hội đã thay đổi. Tôn trọng không có nghĩa là làm theo những điều mê tín quá ư lạc hậu của ngàn năm trước.

Chúng ta tôn trọng bằng cách không phủ nhận nó mà xếp nó, cất nó vào đúng ngăn kéo lưu giữ để bảo tồn: dân tộc ta đã có một thời như thế ABC... đã chiến đấu chống bọn Bắc xâm như thế, do quân đội của chúng quá chính qui nên ta đành thua nhưng cái thua đó là thua về quân sự... và trong dân gian đã thể hiện sự BẤT PHỤC trước kẻ thống trị bằng cách nghĩ ra một câu chuyện tưởng tượng. Câu chuyện đó là.... Như vậy có phải tốt hơn là nhồi sọ vớ vẩn không?

Thực ra cho các em học sinh biết rằng "địch quá mạnh nên ta thua" (một chân lý dễ hiểu và trong sách sử cũng chép thế và nhiều sách giáo khoa cũng đã viết thế) thì sau này các em lớn lên không thấy đó là phi lý, ngược lại càng hơn bao giờ hết thấy được cái khổ của kẻ yếu, của kẻ bé thì sẽ nỗ lực học tập, luyện tập để biến mình thành lớn mạnh, trưởng thành để đất nước giàu mạnh, gia đình no đủ và nhờ đó mới khiến kẻ khác tôn trọng hơn. Đấy mới là cách đúng đắn chứ không nên tiếp cận theo hướng cũ, cứ chui mãi vào

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Hải Đăng
19 tháng 1 2020 lúc 21:30

em ơi

mở mắt chưa

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Hải Đăng
19 tháng 1 2020 lúc 21:31

mà này

để mị nói cho mà nghe:

mị đg trl tự nhiên ik khịa thì ai chả bực

liên quan đến bn ko zzz

haizz

toàn con điên

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Hải Đăng
19 tháng 1 2020 lúc 21:32

này nhé

t trl thì sao

bn ngứa vào lm gì

định ăn cướp r la làng hả

đây ns cho mà bt

bn đừng cà khại như thế

ko tốt cho sức khỏe đâu

nên bt ai gây sự trc nha

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Hải Đăng
19 tháng 1 2020 lúc 21:33

đx ko bt gì mà lại thích hống lên là trl bậy bạ

ngu như con....

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Hải Đăng
19 tháng 1 2020 lúc 21:33

đéo bt mà thick ns

ko bt thì câm ik

bn ko ns ko ai bảo là đéo bt j đâu

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Rinne Tsujikubo
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
Xem chi tiết
HUYNH NHAT TUONG VY
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Phương
Xem chi tiết
Chị Trắng quý tộc
Xem chi tiết
Hello
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
Xem chi tiết
Trân Châu Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết