Câu 1: Trong số các kiểu gen sau, kiểu gen nào có thể tạo ra nhiều loại giao tử nhất?
A. AaBbDd. B. Aa. C. AABBDd. D. AaBbDDEE.
Câu 2: Kiểu gen AaBb qua giảm phân có thể cho ra những loại giao tử nào?
A. AB, Ab, aB, ab. B. A, a, B, b. C. Ab, AB, aB, Bb. D. AB, Aa, aB, ab
Câu 3: Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết phép lai: Aabb x AABb cho bao nhiêu tổ hợp ở đời lai?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 4: Phép lai sau đây được thấy trong phép lai phân tích?
(1) Aa x aa (2) Aa x Aa
(3) AA x aa (4) AA x Aa (5) aa x aa
A. 1, 3, 5. B. 1, 3. C. 1, 5. D. 2
Câu 5: Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình…(1)…với cá thể mang kiểu hình …(2)… để kiểm tra …(3)… của cơ thể mang kiểu hình …(4)…
Thứ tự các từ thích hợp cần điền vào các chỗ trống trên là :
A. (1) trội ; (2) lặn ; (3) kiểu gen ; (4) trội.
B. (1) lặn ; (2) trội ; (3) kiểu gen ; (4) lặn
C. (1) trội ; (2) lặn ; (3) kiểu hình ; (4) trội.
D. (1) lặn ; (2) trội ; (3) kiểu hình ; (4) lặn
Câu 6: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, cặp bố mẹ phải có đặc điểm như thế nào để đời con lai F1 đồng tính và F2 phân tính 3 trội : 1 lặn?
A. Bố mẹ có kiểu hình trội.
B. Bố mẹ tương phản, cơ thể trội dị hợp.
C. Bố mẹ thuần chủng, tương phản.
D. Bố mẹ có kiểu hình lặn.
Câu 7: Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây sẽ tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau?
A. Aabb. B. AABB. C. AaBb. D. aaBB.
Câu 8: Ở đậu Hà Lan, cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng thuần chủng, thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn thì thu được F2. Theo lí thuyết, F2 gồm :
A. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ.
B. 50% cây hoa đỏ, 50% cây hoa trắng.
C. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng.
D. 100% cây hoa đỏ.
Câu 9: Ở ruồi giấm, gen quy định màu sắc thân và gen quy định độ dài cánh nằm trên cùng một nhiễm sắc thể. Gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân đen ; gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh ngắn. Lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh ngắn được các con ruồi F1. Tiếp tục cho con ruồi F1 lai với ruồi cái thân đen, cánh ngắn. Theo lí thuyết, đời con lai thu được:
A. 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 :1 :1 :1.
B. 2 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 :1.
C. 2 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1.
D. 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 :3 :3 :1.
Câu 10: Trong số các cặp tính trạng sau, cặp nào không là cặp tính trạng tương phản?
A. Hạt xanh - quả vàng. B. Quả lục - quả vàng.
C. Thân cao - thân thấp. D. Hoa đỏ - hoa trắng.
Câu 11: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả bầu dục. Các gen này phân li độc lập với nhau. Cho cây quả đỏ, tròn dị hợp tử về cả hai cặp gen (F1) tự thụ phấn, thu được đời con (F2) gồm 4 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
1. F1 có 4 loại giao tử.
2. Ở thế hệ F2 có 9 loại kiểu gen.
3. Ở F2, cây có kiểu hình quả vàng, hình bầu dục chiếm 6,25%.
4. Các gen A và B nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 12: Kiểu gen nào dưới đây có thể tạo ra 2 loại giao tử?
(1) Aa (2) AABb (3) aaBb. (4) AaBb
A. 1, 2. B. 1, 4. C. 2, 3 D. 1, 2, 3.
Câu 13: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh. Cho cây đậu Hà Lan hạt vàng lai với cây hạt xanh thì đời lai thu được: 101 cây hạt vàng; 103 cây hạt xanh. Vậy thế hệ bố mẹ có kiểu gen như thế nào?
A. AA x Aa. B. Aa x aa. C. AA x aa. D. aa x aa.
Câu 14: Những phép lai nào sau đây được gọi là phép lai phân tích?
A. P: Aa X Aa và P: AaBb X aabb. B. P: Aa X aa và P: AaBb X aabb.
C. P: Aa X aa và P: AaBb X AaBb. D. P: Aa X aa và P: Aabb X aaBb.
Câu 15: Các chữ in hoa là alen quy định tính trạng trội và chữ thường là alen quy định tính trạng lặn. Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là:
A. 8. B. 16. C. 4. D. 32.
Câu 16: Menđen đã sử dụng đối tượng nào sau đây là chủ yếu để tìm ra các quy luật di truyền?
A. Đậu Hà Lan. B. Chuột. C. Ong. D. Ruồi giấm.
Câu 17: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1?
A. AaBb x AaBb. B. AaBb x Aabb. C. AaBB x AaBb. D. AaAb x AaBb.
Câu 18: Phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn là:
A. Lai phân tích. B. Tạo dòng thuần chủng.
C. Tạo giống mới. D. Lai hữu tính.
Câu 19: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng, gen B quy định quả tròn, gen b quy định quả bầu dục. Cây cà chua quả vàng, hình tròn có bao nhiêu kiểu gen?
A. 4. B. 6. C. 2. D. 1.
Câu 20: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1:
A. phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1. B. đồng tính.
C. phân li theo tỉ lệ 3 trội:1 lặn. D. phân li theo tỉ lệ 1:2:1.
Câu 21: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh, gen B quy định hạt trơn, gen B quy định hạt nhăn. Cho 2 cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, nhăn lai với đậu Hà Lan hạt xanh, trơn thì F2 thu được: 901 cây hạt vàng, trơn; 299 cây hạt vàng, nhăn; 301 cây hạt xanh, trơn và 103 cây hạt xanh, nhăn. Vậy P có kiểu gen như thế nào:
A. AABB x aabb. B. Aabb x aabb. C. AAbb x aabb. D. AAbb x aaBB.
Câu 22: Theo dõi sự di truyền của 1 cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra được
A. Quy luật phân li độc lập. B. Liên kết gen.
C. Hoán vị gen. D. Quy luật phân li.
Câu 23: Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do
A. hai nhân tố di truyền khác loại quy định.
B. hai cặp nhân tố di truyền quy định.
C. một cặp nhân tố di truyền quy định.
D. một nhân tố di truyền quy định.
D. một nhân tố di truyền quy định.
Câu 24 : Xét tính trạng màu sắc hoa:
A: hoa đỏ a: hoa trắng
Cho cây hoa đỏ ở thế hệ P tự thụ phấn, F1 xuất hiện cả hoa đỏ và hoa trắng.
Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là:
A. 1 AA : 1 Aa.
B. 1 Aa : 1 aa.
C. 100% AA.
D. 1 AA : 2 Aa : 1 aa.
Câu 25: Cho các kiểu gen sau đây: 1. aaBB 2. AaBb 3. Aabb
4. AABB 5. AAbb 6. Bb
Những kiểu gen nào là kiểu gen dị hợp?
A. 1, 4 và 5. B. 4, 5 và 6 C. 1, 5 và 6. D. 2, 3 và
6. VIẾT SỐ LOẠI GIAO TỬ CÓ THỂ TẠO RA QUA QUÁ TRÌNH PHÁT SINH GIAO TỬ TỪ CƠ THỂ CÓ KIỂU GEN SAU: AaBB; Ab/aB; AaBb; Ab/Ab; AABb
a. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội? b. Các cá thể có kiểu gen sau, khi giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử? Viết các loại giao tử của từng cá thể có kiểu gen sau: AabbDd; AaBbDd; AaBb
Kiểu gen Aabb khi phát sinh giao tử sẽ cho mấy loại giao tử?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
xác định số loại giao tử và kiểu gen giao tử của các cơ thể có kiểu gen sau: AABBCC ; aabbcc ; AaBBCc ; Aabbcc
Giúp mik vs ạ
Câu 1: Cho 1 tb sinh tinh có kiểu gen AB/ab gp. Xđ tỉ lệ giao tử
Câu 2: có 3 tb sinh tinh ÂaBbDd gp tạo ra . Xđ tỉ lệ giao tử
Câu 3:Có 5 tb sinh tinh AaBbdd gp. Xđ tỉ lệ giao tử
Câu 4: Có 5 tb sinh trứng có kiểu gen AaBbDd gp. Xđ tỉ lệ giao tử
Câu 5 Có 3 tb sinh trứng có kiểu gen AaBbdd gp. Xđ tỉ lệ giao tử
Những loại giao tử có thể tạo ra được từ kiểu gen AABb là:
A. AB, Ab, aB
B. Ab, aB, ab
C. AB, Ab, aB, ab
D. AB, Ab
Xác định số loại giao tử và giao tử của các cơ thể có kiểu gen sau đây: AABB, AaBB, aaBB, AABb, AaBb, aaBb, aabb
Cơ thể mẹ có kiểu gen AaBB, khi giảm phân (nếu có sự phân li tổ hợp tự do của các gen) thì cho ra mấy loại giao tử?
A. 2 loại
B. 1 loại
C. 3 loại
D. 4 loại