Để lập được kế hoạch cá nhân, ta cần nắm được điều gì?
A. Yêu cầu công việc.
B. Nội dung công việc.
C. Quỹ thời gian hiện có.
D. Cả A, B và C
Cho văn bản sau:
KẾ HOẠCH ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
Họ và tên: Nguyễn Anh Linh
Tổ: 3
Lớp: 10D5
1. Mục tiêu phấn đấu
- Bao quát toàn bộ kiến thức
- Làm bài thi tốt
- Đạt loại khá giỏi môn văn.
2. Nội dung và kế hoạch ôn tập (dùng cho những ngày nghỉ).
Văn bản trên có phải là một bản kế hoạch cá nhân không?
A. Có
B. Không
Biết cách và có thói quen lập kế hoạch cá nhân là thể hiện một phong cách không làm việc khoa học, chủ đông, bảo đảm cho công việc được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Dòng nào không nêu đúng những điều lưu ý khi thiết kế hình thức văn bản quảng cáo thuần túy bằng lời?
A. Ngôn ngữ quảng cáo phải cô đọng.
B. Tập trung làm nổi bật ưu thế của phẩm dịch vụ được quảng cáo.
C. Màu sắc hài hòa, âm nhạc lôi cuốn, gây cuốn, gây ấn tượng.
D. Giọng đọc rõ, chuẩn, lôi cuốn.
Khi lập được kế hoạch cá nhân, ta sẽ:
A. Hình dung trước các công việc cần làm.
B. Phân phối thời gian hợp lí để tránh bị động.
C. Tránh bỏ quên, bỏ sót các công việc cần làm.
D. Cả A, B và C.
a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :
Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?
b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?
Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?
Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.
Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?
c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :
- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó
- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.
- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).
- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.
Theo lời tuyên bố của Ra-ma:
a) Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?
A. Danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra – va- na dám cướp vợ của chàng
B. Tình yêu thương của người chồng đối với vợ, khát khao đoàn tụ vợ chồng.
C. Cả hai lí do trên.
b) Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì?
A. Danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
B. Sự ghen tuông của người chồng không chấp nhận người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
C. Cả hai lí do trên.
c) Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.
d) Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa?
Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\
a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.
b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?
- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )
a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?
- Kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
- Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)
b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?
- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.
b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.
Đọc đoạn văn bản (mục 1. 1 SGK trang 14) và trả lời câu hỏi:
a. Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
b. Trong giao tiếp, các nhân vật lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào?
c. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào?
d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?
e. Mục đích của hoạt động giao tiếp là gì?