Đáp án D
Khi lai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1 vì có nhiều cặp gen dị hợp nhất.
Đáp án D
Khi lai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1 vì có nhiều cặp gen dị hợp nhất.
Khi nói về ưu thế lai, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
(1) Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
(2) Ở con lai, ưu thế lai cao hay thấp không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.
(3) Khi lai giữa 2 cá thể thuộc cùng 1 dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai.
(4) Khi lai giữa 2 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không co ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
(5) Các con lai F1 có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giống.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng:
a) Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao.
b) Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao.
c) Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai.
d) Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu hình.
Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
(1) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
(2) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
(3) Lai các dòng thuần chủng với nhau.
Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:
A. (1) → (2)→ (3)
B. (1) → (3) → (2)
C. (2) → (3) → (1)
D. (3) → (1) → (2)
Việc tạo giống lai có ưu thế lai cao dựa trên nguồn biến dị tổ hơp được thực hiện theo quy trình nào dưới đây?
(1) Tạo ra các dòng thuần khác nhau.
(2) Chọn lấy tổ hợp lai có ưu thế lai cao.
(3) Đưa tổ hợp lai có ưu thế lai cao về dạng thuần chủng.
(4) Lai giữa các dòng thuần chủng với nhau.
(5) Đem tổ hợp lai có ưu thế lai cao đi làm giống tạo thành dòng
Trình tự đúng nhất của các bước là:
A. (1) → (2) → (3) → (4).
B. (1) → (2) → (3).
C. (1) → (4) →(2).
D. (1)→ (2) → (4).
Việc tạo giống lai có ưu thế lai cao dựa trên nguồn biến dị tổ hơp được thực hiện theo quy trình nào dưới đây?
(1) Tạo ra các dòng thuần khác nhau.
(2) Lai giữa các dòng thuần chủng với nhau.
(3) Chọn lấy tổ hợp lai có ưu thế lai cao.
(4) Đưa tổ hợp lai có ưu thế lai cao về dạng thuần chủng.
Trình tự đúng nhất của các bước là:
A. (1) → (2) → (3) → (4).
B. (1) → (2) → (3).
C. (2) → (3) →(4).
D. (1)→ (2) → (4).
Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành:
I. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2. Các cây có kiểu hình (A-bbD-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD.
II. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD.
III. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A-bbD-) cho giao phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.
IV. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.
Có bao nhiêu cách tạo ra giống cây thuần chủng ở trên là đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng ở thế hệ lai F1 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó có 16% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Có các kết luận sau về thế hệ lai F1:
I. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
II. Ở thế hệ lai có 50% cây thân cao, hoa đỏ mang kiểu gen dị hợp.
III. Tỉ lệ % cây cao, hoa đỏ thuần chủng bằng cây thấp, hoa trắng.
IV. Ở thế hệ lai thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Ở một loài động vật, tính trạng màu sắc do hai cặp gen không alen tương tác quy định, khi có mặt alen A trong kiểu gen luôn quy định lông xám, khi chỉ có mặt alen B quy định lông đen, alen a và b không có khả năng này nên cho lông màu trắng. Tính trạng chiều cao chân do 1 cặp gen D, d trội lặn hoàn toàn quy định. Tiến hành lai hai cơ thể bố mẹ (P) thuần chủng tương phản các cặp gen thu được F1 toàn lông xám, chân cao. Cho F1 giao phối với cơ thể (I) có kiểu hình lông xám, chân cao thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 50% lông xám, chân cao; 25% lông xám, chân thấp; 12,5% lông đen, chân cao 12,5% lông trắng, chân cao. Khi cho các con lông trắng, chân cao ở F2 giao phối tự do với nhau thu được đời con F3 chỉ có duy nhất một kiểu hình. Biết rằng không có đột biến xảy ra, sức sống các cá thể là như nhau. Xét các kết luận sau:
I. Ở thế hệ (P) có thể có 4 phép lai khác nhau (có kể đến vai trò của bố mẹ).
II. Cặp gen quy định chiều cao chân thuộc cùng một nhóm gen liên kết với cặp gen Aa hoặc Bb.
III. Kiểu gen của F1 có thể là: AD ad Bb hoặc Ad aD Bb .
IV. Kiểu gen của cơ thể (I) chỉ có thể là AD ad bb .
V. Nếu cho F1 lai với nhau, đời con thu được kiểu hình lông xám, chân thấp chiếm 25%.
Số kết luận đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen Aa và Bb lần lượt quy định hai cặp tính trạng màu sắc hoa và hình dạng quả. Cho cây thuần chủng hoa đỏ, quả tròn lai với cây thuần chủng hoa vàng, quả bầu dục thu được F1 có 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với nhau, F2 thu được 2400 cây thuộc 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó có 216 cây hoa đỏ, quả bầu dục, Cho các nhận xét sau:
(1) Nếu hoán vị gen xảy ra ở một bên F1 thì F2 có 7 loại kiểu gen.
(2) Ở F2 luôn có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
(3) F2 luôn có 16 kiểu tổ hợp giao tử.
(4) Ở thế hệ F1, nếu hoán vị gen chỉ xảy ở cơ thể đực thì tần số hoán vị gen ở cơ thể đực là 18%.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1