Đáp án C
Vai trò của phễu chiết : Tách 2 chất lỏng có tỉ khối khác nhau, không bị hòa tan vào nhau ra khỏi hỗn hợp.
Do đó, X, Y không thể là : NaOH và phenol; nước muối và nước đường; H 2 O và axit axetic. Các hỗn hợp này đều bị hòa tan vào nhau.
Đáp án C
Vai trò của phễu chiết : Tách 2 chất lỏng có tỉ khối khác nhau, không bị hòa tan vào nhau ra khỏi hỗn hợp.
Do đó, X, Y không thể là : NaOH và phenol; nước muối và nước đường; H 2 O và axit axetic. Các hỗn hợp này đều bị hòa tan vào nhau.
Khi dùng phễu chiết có thể tách riêng hai chất lỏng X và Y. Xác định các chất X, Y tương ứng trong hình vẽ?
A. Dung dịch NaOH và phenol
B. H2O và axit axetic
C. Benzen và H2O
D. Nước muối và nước đường.
Hai chất X và Y cùng có CTPT C9H8O2, cùng là dẫn xuất của benzen, đều làm mất màu nước Br2. X tác dụng với dung dịch NaOH cho 1 muối và 1 anđehit ; Y tác dụng với dung dịch NaOH cho 2 muối và nước. Các muối sinh ra đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. X và Y tương ứng là:
A. C2H3COOC6H5 và HCOO-C6H4-C2H3.
B. C6H5COOC2H3 và C2H3COOC6H5.
C. HCOO-C2H2-C6H5 và HCOO-C6H4-C2H3.
D. C6H5COOC2H3 và HCOO-C6H4-C2H3.
Cho các phát biểu sau:
(a). Phenol tan được trong dung dịch KOH.
(b). Trong các este mạch hở có công thức C4H6O2 có một este được điều chế từ ancol và axit tương ứng.
(c). Có thể phân biệt được chất béo lỏng và hexan bằng dung dịch NaOH, đun nóng.
(d). Có thể chuyển dầu ăn thành mỡ (nhân tạo) bằng phản ứng hiđro hóa.
(e). Tristearin không thể tác dụng với dung dịch axit đun nóng.
(f). Chất béo được dùng làm thức ăn quan trọng của con người.
(g). CH3COOCH2C6H5 (chứa vòng benzen) có mùi hoa nhài.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 6
C. 3
D. 5
Cho các phát biểu sau:
(1) Teflon, thuỷ tinh hữu cơ, poli propilen và tơ capron được điều chế từ phản ứng trùng hợp các monome tương ứng.
(2) Amilopeptit và Glicogen đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
(3) Nilon-6, vinylclorua, poli (vinyl axetat) và benzylpropanoat đều bị thuỷ phân khi tác dụng với dd NaOH loãng, đung nóng.
(4) Bông, tơ visco, tơ tằm và thuốc súng không khói đều có nguồn gốc từ xenlulozơ.
(5) Có thể dùng dung dịch HCl nhận biết các chất lỏng và dung dịch: ancol etylic, benzen, anilin, natriphenolat.
(6) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là 0,1%, muối mononatri glutamat là thành phần chính của bột ngọt.
(7) Dùng nước và Cu(OH)2 để phân biệt triolein, etylen glycol và axit axetic.
A. 5.
B. 5.
C. 3.
D. 6.
Cho các nhận định dưới đây
(1). Ancol bậc II là hợp chất hữu cơ phân tử chứa nhóm OH liên kết với C bậc II trong phân tử.
(2). Theo quy tắc Zai xép: Khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với H ở nguyên tử C có bậc cao hơn.
(3). Dẫn xuất 2-brombutan khi đun nóng trong NaOH/H2O và KOH/ancol cho cùng sản phẩm.
(4). Thổi khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch natriphenolat ta thấy dung dịch xuất hiện vẩn đục sau đó trong suốt
(5). Sản phẩm của phản ứng (CH3)2CHCH2CH2-OH và H2SO4 là anken duy nhất.
(6). Nhận biết 3 chất lỏng mất nhãn, riêng biệt butyl metyl ete; butan-1,4-diol; etylenglicol cần duy nhất một thuốc thử.
(7). Trong hỗn hợp chất lỏng gồm ancol và nước tồn tại 4 loại liên kết hidro trong đó liên kết hidro giữa ancol và ancol chiếm ưu thế.
(8). Để chứng minh phenol có tính axit mạnh hơn ancol ta dùng chỉ thị quỳ tím.
Số nhận định đúng trong số nhận định trên là
A. 1
B. 3
C. 0
D. 2
Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O, N. Đốt chát hoàn toàn 0,01 mol X bằng lượng vừa đủ 0,0875 mol O2. Sau phản ứng cháy, sục toàn bộ sản phẩm vào nước vôi trong dư. Sau các phản ứng hoàn toàn, thấy tách ra 7 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 2,39 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu, đồng thời có 0,336 lít khí thoát ra (đktc). Khi lấy 4,46 gam X tác dụng vừa đủ với 60 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa m gam 3 chất tan gồm một muối của axit hữu cơ đơn chức và hai muối của hai amino axit (đều chứa một nhóm – COOH và một nhóm –NH2, phân tử khối hơn kém nhau 14 đvC). Giá trị của m là
A. 5,80
B. 5,44
C. 6,14
D. 6,50
Chất X ( C 6 H 16 O 4 N 2 ) l à muối amoni của axit cacboxylic, chất Y ( C 6 H 15 O 3 N 3 , mạch hở) là muối amoni của đipeptit. Cho hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp gồm hai amin no (đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử, không phải đồng phân của nhau) và dung dịch B chỉ chứa hai muối (A và D). Cho các phát biểu sau:
(1) Chất X và Y đều tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(2) Thủy phân X thu được etylamin.
(3) Dung dịch B có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(4) Các A và D có cùng số nguyên tử cacbon.
Số nhận định đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hai chất X và Y cùng có công thức phân tử C9H8O2, cùng là dẫn xuất của bezen, đều làm mất màu nước Br2. X tác dụng với dung dịch NaOH cho 1 muối và 1 anđehit, Y tác dụng với dung dịch NaOH cho 2 muối và nước. Các muối sinh ra đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. X và Y tương ứng là:
A. C6H5COOC2H3, C2H3COOC6H5.
B. C2H3COOC6H5, HCOOC6H4C2H3.
C. HCOOC2H2C6H5, HCOOC6H4C2H3
D. C6H5COOC2H3, HCOOC6H4C2H3
Để phân biệt dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ và andehit axetic có thể dùng chất nào trong số các chất sau đây làm thuốc thử?
A. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.
B. Nước brom và NaOH.
C. HNO3 và AgNO3/NH3.
D. AgNO3/NH3 và NaOH.