Ở nhiệt độ phòng, hỗn hợp khí X gồm hiđrocacbon A và lượng dư hiđro có tỉ khối so với H2 là 3,375. Khi cho X qua Ni đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 4,5.
a) Xác định công thức phân tử của A.
b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của các chất có trong X.
Nếu cho X qua Pd/BaSO4 đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z. Trong Z chỉ có hai chất khí là B và hiđro.
c) Viết phương trình phản ứng tạo thành B trên. Tính tỉ khối của Z so với hiđro.
d) B có thể cho phản ứng polime hóa. Viết phương trình phản ứng này.
Hợp chất B cho phản ứng với Cl2 ở 500 tạo thành C (có chứa 46,4% khối lượng Cl). C phản ứng với dung dịch NaOH loãng thu được D. Cho D phản ứng với nước và Cl2 thu được E (có chứa 32,1% khối lượng Cl). Sau cùng E phản ứng với dung dịch NaOH loãng thu được F.
e) Viết công thức cấu tạo của các chất từ B đến F và viết các phương trình hóa học xảy ra
Axit lactic có công thức cấu tạo: CH3 – CH (OH) – COOH
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi cho axit lactic lần lượt tác dụng với:
a) Na dư.
b) C2H5OH (H2SO4 đặc, đun nóng nhẹ)
c) Dung dịch KHCO3
Cho 150 ml dung dịch NaOH 2 M vào 200 ml dung dịch CuSO4 1,5 M thu được dung dịch A và kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B đem nung đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn D
a) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng chất kết tủa B và chất rắn D
c) Xác định khối lượng chất tan trong dung dịch A
d)Tính nồng độ mol của chất tan trong dung dịch A
A là một hiđrocacbon no, mạch hở. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng A với lượng oxi vừa đủ thì thấy tổng số mol các chất trước phản ứng và sau phản ứng bằng nhau.
a) Xác định công thức phân tử của A
b) Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện) thực hiện dãy chuyển hóa sau:
Cho biết: các chất trên đều là hợp chất hữu cơ, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học. Phân tử Z chỉ chứa có 1 nguyên tử Cl, R là một nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp chất dẻo.
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 (loãng, lấy dư) thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch B và kết tủa D. Nung D trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Thổi luồng khí CO (lấy dư) qua ống sứ chứa E nung nóng (ở 700–800oC) cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn G và khí X. Sục khí X vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu được kết tủ a Y và dung dịch Z. Lọc bỏ Y, đun nóng dung dịch Z lại tạo được kết tủa Y. Xác định thành phần A, B, D, E, G, X, Y, Z và viết các phương trình hóa học xảy ra
Cho 2,791 g hỗn hợp rắn chứa hai chất Na2SO4 và Pb(NO3)2 trong nước, đun nóng nhẹ, thu được kết tủa. Sau khi lọc, rửa và sấy khô thu được 1,515 g chất rắn. Dung dịch qua lọc thấy có tạo kết tủa với dung dịch Pb(NO3)2 0,5 M, trái lại không cho kết tủa với dung dịch Na2SO4 0,5 M.
(a) Viết phương trình phản ứng và phương trình ion rút gọn.
(b) Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Có 5 lọ đánh số từ (1) đến (5), mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: Na2SO4, (CH3COO)2Ba, Al2(SO4)3, NaOH và Ba(OH)2. Biết:
- Rót dung dịch từ lọ (4) vào lọ (3) hoặc (5) đều tạo kết tủa.
- Rót từ từ đến dư dung dịch trong lọ (2) vào lọ (1) thì có kết tủa sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch trong suốt.
- Rót từ từ đến dư dung dịch lọ (5) vào lọ (1) thì có kết tủa sau đó kết tủa tan một phần.
Xác định chất tương ứng trong mỗi lọ. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
X, Y, Z là 3 trong số các muối sau: Na2SO4, Na2CO3, NaHCO3, NaHSO4, BaCl2, Ba(HCO3)2. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Y có khí bay ra. Cho dung dịch Y tác dụ ng với dung dịch Z có kết tủa trắng xuất hiện. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Z vừa có kết tủa trắng vừa có khí bay ra. Chọn công thức X, Y, Z phù hợp và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Cho 5 ml dung dịch na2so4 1M vào 30 ml dung dịch BaCl2 1M. a) viết phương trình hóa học. b) tính khối lượng kết tủa thu được. c) tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng ( ko tính thay đổi đáng kể )