Khi động cơ làm việc bình thường, hệ thống bôi trơn có:
A. Van an toàn bơm dầu đóng
B. Van khống chế lượng dầu qua két đóng
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Van an toàn bơm dầu mở khi:
A. Động cơ làm việc bình thường
B. Khi áp suất dầu trên các đường vượt quá giới hạn cho phép
C. Khi nhiệt độ dầu cao quá giới hạn
D. Luôn mở
Van an toàn bơm dầu mở khi:
A. Động cơ làm việc bình thường
B. Khi áp suất dầu trên các đường vượt quá giới hạn cho phép
C. Khi nhiệt độ dầu cao quá giới hạn
D. Luôn mở
Trình bày đường đi của dầu trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức ở trường hợp làm việc bình thường.
Van hằng nhiệt mở cửa thông với cả 2 đường qua két làm mát và qua đường nối tắt về bơm khi:
A. Nhiệt độ nước trong áo nước dưới giới hạn cho phép
B. Nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn cho phép
C. Nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn cho phép
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 1. Trong hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt qua nhiệt độ giới hạn thì:
A. Van hằng nhiệt mở đường nước về trước bơm. B. Van hằng nhiệt đóng cả hai đường.
C. Van hằng nhiệt mở cả hai đường nước về két . D. Van hằng nhiệt mở cả hai đường.
Câu 2. Trong hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận nào được xem là quan trọng nhất?
A. Các chi tiết làm mát. B. Két làm mát. C. Van hằng nhiệt. D. Cánh tản nhiệt.
Câu 3. Theo hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, hòa khí được hình thành ở đâu?
A. Xilanh. B. Bơm xăng. C. Bộ chế hòa khí. D. Bơm xăng và bộ chế hòa khí.
Câu 4. Bộ phận nào trong hệ thống phun xăng nhận tín hiệu từ cảm biến?
A. Cảm biến. B. Bộ điều khiển. C.Bộ điều chỉnh áp suất. D. Vòi phun.
Câu 5. Đường xăng của hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí được mô tả theo thứ tự là:
A. Thùng xăng,bầu lọc xăng, bơm xăng, bộ chế hòa khí. B. Thùng xăng,bơm xăng, bầu lọc dầu, xilanh.
C.Bầu lọc xăng,bầu lọc khí, bộ chế hòa khí, xilanh. D. Bơm xăng,bộ chế hòa khí, bầu lọc khí, xilanh.
Câu 6. Trong hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen, khi động cơ làm việc, ở kì nào khí trong xilanh bị nén?
A. Kì nạp. B.Kì nén. C. Kì cháy. D. tất cả đều sai.
Câu 7. Bộ phận quan trong nhất trong sự hình thành hòa khí ở động cơ điêzen.
A. xilanh. B. bầu lọc khí. C. bầu lọc dầu D. bơm cao áp.
Câu 8. Bộ phận nào sau đây có nhiệm vụ phun tơi nhiên liệu vào xilanh ở động cơ điêzen.
A. Bơm cao áp. B. Bơm chuyển nhiên liệu.
C. Vòi phun. D. Bầu lọc tinh.
Câu 9. Bộ phận nào sau đây có chức năng tăng điện áp thấp của máy phát thành điện áp cao phóng tia lửa điện trên bugi?
A. Ma-nhê-tô. B. Biến áp đánh lửa. C. Tụ điện. D. Khóa điện.
Câu 10. Đầu dây nào được dẫn nối đến bugi động cơ?
A. Đầu dây W2. B.Đầu dây W1. C.Đầu dây WN. D. Đầu dây WĐK.
Câu 11: Bơm nước của hệ thống làm mát có tác dụng:
A. Tạo sự tuần hoàn cho nước trong hệ thống. B. Tăng tốc độ làm mát cho két nước.
C. Đưa nước về két nước làm mát nhanh hơn. D. Cả A, B, C.
Câu 12. Xe máy thường dùng hệ thống làm mát nào sau đây ?
A.Làm mát bằng nước bằng phương pháp đối lưu. B. Làm mát bằng dầu.
C. Làm mát bằng không khí. D. Làm mát bằng nước bằng phương pháp cưỡng bức.
Câu 13. Khi nào động cơ xe máy cần cung cấp nhiều hòa khí nhất
A.Xe chạy không. B. Xe chạy chậm, chở hàng nặng.
C. Xe lên dốc. D.Xe chở hàng nặng đang lên dốc.
Câu 14. Bộ phận nào sau đây có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất ra khỏi nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí.
A.Thùng xăng. B. Bơm xăng.
C. Bầu lọc. D. Bơm chuyển nhiên liệu.
Câu 15. Bơm cao áp trong hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen có nhiệm vụ là:
A.Tách nước ra khỏi nhiên liệu. B. Lọc các hạt khô.
C. Cung cấp nhiên liệu với áp suất cao. D. tất cả đều đúng.
Câu 16. Hệ thống đánh lửa được phân thành mấy loại? A.6. B. 2. C. 4. D. 8.
Câu 17. Hiện nay hệ thống đánh lửa được được phân thành các loại sau :
A. đánh lửa thường và đánh lửa điện tử. B.đánh lửa điện tử và đánh lửa tiếp điểm.
C.đánh lửa điện tử và đánh lửa bán dẫn. D. đánh lửa tiếp điểm và đánh lửa không tiếp điểm.
Câu 18.Hệ thống làm mát có nhiệm vụ gì?
A. Cung cấp hòa khí sạch vào xilanh động cơ.
B.Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết.
C.Đóng, mở các cửa nạp, thải đúng lúc.
D. Giữ cho nhiệt độ các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép.
Câu 19.Động cơ xe gắn máy làm mát bằng gì ?
A.Dầu bôi trơn. B.Nước. C. Quạt gió. D. Cánh tản nhiệt.
Câu 20. Hòa khí ở động cơ Điêzen được hình thành vào:
A. Cuối kì nén. B. Đầu kì nén. C. Kì cháy- dãn nở. D. Kì nạp.
Câu 21. Bộ phận nào không nằm trong hệ thống nhiên liệu động cơ Điêzen:
A. Bầu lọc thô. B. Bơm cao áp. C. Đường hồi nhiên liệu. D. Bộ điều khiển phun.
Câu 22.Các cánh tản nhiệt bao quanh thân xilanh và nắp máy động cơ xe máy dùng để….
A.Tăng cường độ cứng vững cho động cơ. B. Tạo dáng cho động cơ.
C. Làm mát động cơ. D. Giữ nhiệt xilanh.
Câu 23. Công suất động cơ xe máy thường sử dụng là:
A. Công suất lớn. B. Công suất nhỏ. C. Công suất cao. D. Công suất trung bình.
Câu 24. Đối với động cơ làm mát bằng nước, trên thân máy và nắp máy có:
A. Cánh tản nhiệt. B. Quạt gió. C. Áo nước. D. Cánh tản nhiệt, áo nước.
Câu 25.Trong hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức, chi tiết tạo sự tuần hoàn cưỡng bức? A.Áo nước làm mát. B. Két làm mát nước. C.Quạt gió. D.Bơm nước.
Câu 26. Các cánh tản nhiệt ở hệ thống làm mát bằng không khí được đúc :
A. Bao ngoài nắp máy và thân xilanh. B. Bên trong nắp máy và thân xilanh.
C. Bên trong buồng cháy. D. Bao ngoài thân xilanh.
Câu 27. Cái yếm xe máy có tác dụng gì?
A. Che kín cho động cơ. B. Tấm hướng gió làm mát động cơ.
C. Bảo vệ động cơ. D. Cản gió vào động cơ.
Câu 28. Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu trong động cơ Điêzen là:
A. Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch. B. Cung cấp nhiên liệu sạch.
C. Đưa hòa khí vào xilanh. D. Hòa trộn điêzen với không khí tạo thành hòa khí.
Câu 29. Có máy cách bố trí động cơ trên xe máy? A. 4cách. B. 3 cách. C. 2 cách. D. 1cách.
Câu 30. Hệ thống nhiên liệu động cơ Điêzen, hòa khí hình thành ở đâu?
A.Xilanh. B. Bầu lọc khí. C. Bơm cao áp . D. Vòi phun.
Câu 31. Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức, nếu bầu lọc dầu bị tắc sẽ xảy ra hiện tượng gì?
A. không có dầu bôi trơn lên đường dầu chính, động cơ dể bị hỏng.
B. dầu bôi trơn lên đường dầu chính không được lọc, các chi tiết được bôi trơn bằng dầu bẩn.
C. vẫn có dầu bôi trơn lên đường dầu chính, không có hiện tượng gì xảy ra.
D. hệ thống hoạt động không bình thường.
Câu 32. Tạo ra áp lực để đẩy dầu đến bôi trơn đến các chi tiết máy là nhiệm vụ của:
A. bơm dầu. B. van quá tải. C. két làm mát. D. hệ thống bôi trơn.
Câu 33.Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ là:
A.Tạo ra tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ.
B. Nung nóng buồng cháy của động cơ.
C. Đốt cháy nhiên liệu đúng thời điểm.
D. Tạo hòa khí trong động cơ xăng.
Câu 34. Ở động cơ xăng tỉ số nén nằm trong khoảng nào?
A. Từ 1 đến 6. B. Từ 6 đến 10. C. Từ 10 đến 15. D. Từ 15 đến 21.
Câu 35. Ở động cơ điêzen tỉ số nén nằm trong khoảng nào?
A. Từ 1 đến 6. B. Từ 6 đến 10. C. Từ 10 đến 15. D. Từ 15 đến 21.
Câu 36.Dầu bôi trơn dùng lâu phải thay vì lý do gì?
A.Dầu bôi trơn bị loãng. B.Dầu bôi trơn bị đông đặc.
C. Dầu bôi trơn bị bẩn và độ nhớt bị giảm. D. Không cần thay, chỉ cần châm thêm.
Câu 37.Trong hệ thống bôi trơn , sau khi bôi trơn các chi tiết dầu được chứa ở đâu ?
A. Bơm dầu. B. Bầu lọc dầu. C. Cacte D. két làm mát dầu.
Câu 38.Trong nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức , van khống chế lượng dầu qua két đóng lại để dầu qua két làm mát khi nào ?
A. Áp suất dầu cao quá giới hạn cho phép. B. Nhiệt độ dầu nằm trong giới hạn định trước .
C. Lượng dầu chảy vào đường dầu chính quá giới hạn D. Nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước.
Câu 39. Pha dầu bôi trơn vào xăng dùng cho động cơ đốt trong 2 kì trên xe máy nhằm mục đích :
A. Bôi trơn xupap. B. Bôi trơn cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
C. Bôi trơn hệ thống làm mát. D. Làm mát cho động cơ.
Câu 40. Dầu bôi trơn có tác dụng là:
A. Bôi trơn, làm mát các bề mặt ma sát của động cơ.
B. Làm sạch các bề mặt ma sát của động cơ.
C. Bao kín và chống gỉ các bề mặt ma sát của động cơ.
D. Cả A, B, C.
Nêu một số nguyên nhân khiến dầu bôi trơn bị nóng lên khi động cơ làm việc.
Ở hệ thống làm bôi trơn cưỡng bức, để giữ cho đầu bôi trơn có nhiệt độ không vượt quá qui định là nhờ vào van ?
Hệ thống bôi trơn đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt masat để:
A. Đảm bảo động cơ làm việc bình thường
B. Tăng tuổi thọ của chi tiết
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai