Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào? Chút hoài nghi trong câu thơ: "Ai biết tình ai có đậm đà?" có biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời không? Vì sao?
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
( Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Chỉ ra phép tu từ trong đoạn văn trên và tác dụng của nó?
Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản?
A. Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ.
B. Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.
(SGK Ngữ văn 11, tập 2)
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Đọc đoạn văn anh/chị liên tưởng đến thực trạng nào của xã hội hiện nay?
Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Đề 1: Từ ý kiến dưới đây, em hãy suy nghĩ về việc "chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"?
"Cái mạnh của con người Việt Nam chúng ta là ở sự thông minh và nhạy bén với cái mới… nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành, sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề…".
(Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Đề 2: Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tình (bài II).
Đề 3: Về một vẻ đẹp của bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Đề nào có tính định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi :
" 1g30 sáng mỗi ngày, khi mọi người đang ngon giấc, Lâm Văn Tấn Lộc, tân sinh viên ngành toán học trường ĐH Khoa học tự nhiên ( ĐHQ gia TP. HCM ), lặng lẽ dắt chiếc xe máy chạy đến quán hủ tiếu bò kho đêm ở vòng xoay Phú Hữu ( Q9. TP. HCM) để bắt đầu ca làm việc kéo dài từ 2g đến 5g sáng.
Giữa không khí se lạnh của đầu ngày mới, Lộc tất bật dọn dẹp bát đũa, sắp xếp lại bàn ghế, bưng đồ ăn cho khách. " Có khi tới 3g - 4g sáng, chủ quán mệt nhoài, đi ngủ, tôi tự làm thức ăn cho khách luôn. Nhìn chủ quán làm hoài thành quen. " - Lộc nói. 5g, kết thúc ca làm việc cũng là lúc trời sáng, Lộc tất tả chạy xe về nhà tắm rửa chuẩn bị đón xe buýt đến trường. " Ba làm phụ hồ, công việc không ổn định. Mấy tháng nay ba thất nghiệp, cuộc sống gia đình rất khó khăn. Nhiều lúc tôi tính nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, nhưng ước mơ trở thành giáo viên dạy toán đã thôi thúc tôi phải làm thêm để trang trải việc học. " Lộc chia sẻ
câu 1: xác định phương thức biểu đạt chính ?
câu 2: xác định phong cách ngôn ngữ ?
câu 3: hãy cho biết ND chính của đoạn trích ?
câu 4: qua đoạn trích, anh/chị học tập điều gì ở anh Lâm Văn Tấn Lộc?
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
( Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Xác định 2 biện pháp tu từ và cho biết hiệu quả nghệ thuật của chúng?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Mưa mùa xuân xôn xao, phới phới. Những hạt mưa nhỏ bé, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt”.
( Nguyễn Thị Thu Trang, Tiếng mưa)
Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
Đọc văn bản “Việt Nam đứng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về bình đẳng giới” SGK Ngữ văn 11, tập 1 trang 178 và cho biết cấu trúc của bản tin ấy như thế nào?
A. Bản tin có nhan đề.
B. Triển khai từ thông tin khái quát đến cụ thể chi tiết.
C. Phần sau cụ thể hóa và giải thích cho phần trước.
D. Gồm cả 3 đáp án A B, C