I-Trắc nghiệm
Khi cho O 3 tác dụng lên giấy có tẩm KI và hồ tinh bột, thấy tờ giấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng màu xanh này xảy ra do nguyên nhân nào?
A. Sự oxi hóa tinh bột tạo hợp chất bọc màu xanh.
B. Sự oxi hóa kali tạo hợp chất bọc màu xanh.
C. Sự oxi hóa iotua sinh ra I 2 , I 2 kết hợp với hồ tinh bột tạo hợp chất bọc màu xanh.
D. Sự oxi hóa ozon tạo hợp chất bọc màu xanh.
Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dung dịch kali iotua và hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này là do
A. sự oxi hóa tinh bột
B. sự oxi hóa kali
C. sự oxi hóa iotua → I2
D. sự oxi hóa ozon →oxi
Hiện tượng sẽ quan sát được khi cho nước clo thêm dần vào dd KI có chứa sẵn hồ tinh bột?
A. Có hơi màu tím bay lên B. dd chuyển sang màu vàng
C. dd có màu xanh đặc trưng D. Không có hiện tượng gì?
Cho khí clo đi qua dung dịch NaBr thấy dung dịch có màu vàng. Tiếp tục cho khí clo đi qua thì màu vàng lại biến mất. Lấy vài giọt dung dịch sau thí nghiệm nhỏ lên giấy quỳ tím, thấy giấy quỳ hoá đỏ.
Hãy giải thích hiện tượng và viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang nàu nào sau đây:
A. Màu đỏ.
B. Màu xanh.
C. Không đổi màu.
D. Không xác được.
Đưa mảnh giấy lọc tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột vào bình đựng khí ozon, hiện tượng gì xuất hiện trên giấy lọc?
A. màu xanh đậm
B. màu đỏ
C. màu vàng
D. Không hiện tượng
Đổ dung dịch chứa 40g KOH vào dung dịch chứa 40g HCl. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì quỳ tím chuyển sang màu nào
A. Xanh B. Đỏ
C. Tím D. Vàng
Có dung dịch X gồm (KI và ít hồ tinh bột). Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, H2S, FeCl3, KClO4 tác dụng với dung dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là:
A. 4 chất
B. 2 chất
C. 1 chất
D. 3 chất
Có dung dịch X gồm (KI và một ít hồ tinh bột). Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, Br2, FeCl3, AgNO3 tác dụng với dung dịch X.
Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là
A. 3 chất.
B. 4 chất.
C. 2 chất.
D. 5 chất.