Cho 4,55 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít H2 (ở đktc) a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ban đầu b. Tính khối lượng dung dịch HCl 10% đã dùng c. Lấy 4,55 gam hỗn hợp hai kim loại nói trên đem đốt cháy hoàn toàn trong bình chứa khí clo. Tính thể tích khí clo đã dùng (vừa đủ) ở (đktc)
Cho 12g hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl 14,6% ( phản ứng vừa đủ), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc)
a) Viết PTHH
b)Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hhX
c) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng?
Câu 3 Khi cho một hỗn hợp gồm Na và K tác dụng hết với nước người ta thu được 3,36 lit khí hidro ( đktc ) và dung dịch A. Đem trung hoà dung dịch A bằng dung dịch HCl 25 % ( d = 1,05g / ml ) vừa đủ . Sau đó cô cạn thì thu được 19,5g hỗn hợp muối khan . a ) Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp . b ) Tính thể tích dung dịch axit HCl cần dùng .
Hòa tan hết 17,85 gam hỗn hợp A gồm muối axit và muối trung hòa của một kim loại kiềm M (kim loại nhóm I) trong dung dịch HCl nồng độ 5% vừa đủ, thu được dung dịch B và 3,36 lít khí CO2 (đktc).
1. Xác định M và tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A.
2.Tính nồng độ % chất tan trong dung dịch B.
3. Tính lượng bazơ MOH thu được khi cho A tác dụng với một lượng dư dung dịch Ca(OH)2.
Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 15,4g hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng dung dịch axit HCl 1M thì thu
được 6,72 lít H2
(đktc).
a) Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b) Tính thể tích dung dịch axit HCl 1M cần dùng.
Cho 20 g hỗn hợp gồm Sắt và đồng tác dụng với 100ml dung dịch HCl, thu được 2,24 lít khí hiđrô ở đktc a) Tính nồng độ mol/l axit HCl đã dùng? b) Tính khối lượng kim loại trong hỗn hợp? c) Tính thành phần phần trăm các kim loại trong hỗn hợp?
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M ( hóa trị không đổi) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch chứa 4,575 gam muối.
1. Tính khối lượng m.
2. Hòa tan hết m gam hỗn hợp A trong dung dịch chứa đồng thời hai axit: HNO3 ( đặc) và H2SO4 ( khi đun nóng) thu được 1,8816 lít hỗn hợp B gồm 2 khí (đktc). Tỉ khối của hỗn hợp B so với H2 bằng 25,25. Xác định kim loại M biết rằng trong dung dịch tạo thành không chứa muối amoni.
Cho X là hỗn hợp của 3 chất gồm kim loại M, oxit và muối sunfat của kim loại M. Biết M có hóa trị II không đổi trong các hợp chất. Chia 29,6 gam X thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1: đem hòa tan tỏng dung dịch H2SO4loãng dư thu được dung dịch A, khí B. Lượng khí B này vừa đủ để khử hết 16 gam CuO. Sau đó cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, đến khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa C. Nung C đến khối lượng không đổi thì thu được 14 gam chất rắn.
– Phần 2: cho tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4 1,5M. Sau khi kết thúc phản ứng tách bỏ chất rắn, cô cạn phần dung dịch thì thu được 46 gam muối khan.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M.
b) Tính phần trăm khối lượng các chất trong X.
Cho 13,8 gam hỗn hợp X gồm kim loại kiềm R và Ca tác dụng hết với nước thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Mặt khác, cho 8,58 gam kim loại R phản ứng hết với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thoát ra lớn hơn 2,24 lít (đktc).
1. Tìm kim loại R?
2. Cho 15 lít hỗn hợp khí Z gồm N2 và CO2 (đktc) vào dung dịch Y. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,5 gam kết tủa. Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp Z?