Nguyễn Hữu Nghĩa

Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong chuyện đó

ph@m tLJấn tLJ
26 tháng 2 2022 lúc 12:46

tham khảo :
 Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

Chim lạ liền nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

Bình luận (0)
Trịnh Đăng Hoàng Anh
26 tháng 2 2022 lúc 12:58

TK:

          Xin chào các bạn, tôi là một chủ tàu người Hoa.Tôi đến Việt Nam để sinh sống và kinh doanh.Tôi đã phải bán tàu của mình cho người Việt Nam được mệnh danh là “ Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi.” Sau đây tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe về con người tài giỏi này.

          Anh Bưởi mồ côi cha từ nhỏ , phải theo quẩy gánh hàng rong. Thấy anh khôi ngô, nhà  họ Bạch nhận anh làm con nuôi và cho ăn học. Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn.Chẳng bao lâu anh đứng ra khinh doanh độc lập trải đủ mọi nghề nhưng anh vẫn không bỏ cuộc: buôn gỗ,buôn ngô,mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,.. Có lúc anh trắng tay, nhưng anh vẫn không nản chí.

          Anh Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào lúc những con tàu của người Hoa chúng tôi đã độc chiếm những đường sông của miền Bắc.Anh ấy,cho người đến các bế tàu diễn thuyết.Trên mỗi chiếc tàu,thuyền anh dán chữ “ Người ta thì đi tàu ta ’’ và treo một  cái ống để khách nào đồng tình với anh thì vui long tiếp sức cho chủ tàu. Khi bỏ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền su thì nhiều vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông.Nhiều chủ tàu người Hoa và người Pháp chúng tôi phải bán lại tàu cho anh ấy. Rồi anh ấy mua sưởng sửa chũa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của anh Bạch Thái Bưởi có tới 30 chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử : Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc,Trưng Nhị,…

             Từ một câu bé nghèo khổ sau mười năm gian khổ lập nghiệp anh đã trở thành anh hùng trên  mặt trận kinh tế. Nghị lực, phấn đấu tài năng kinh doanh đã  đưa anh đến thành công.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Anh
26 tháng 2 2022 lúc 13:12

TK:

Tôi vốn là một nàng tiên ốc – con gái vua Thủy Tề. Một lần, tôi đang dạo chơi ven bờ sông thì có một bàn tay bắt lấy tôi. Thì ra đó là một bà cụ làm nghề mò cua, bắt ốc. Bà đã già lắm rồi, khuôn mặt khắc khổ, quần áo rách rưới. Bà ngắm tôi kĩ lắm vì tôi là một con ốc xanh xinh xắn. Bà cụ thốt lên:

- Chà con ốc đẹp quá! Ta không bán ốc đâu. Ta sẽ mang ốc về nuôi.

Thế là từ đó tôi sống trong cái chum trong nhà bà cụ. Thương bà cụ cô đơn nghèo khổ, ngày ngày, sau khi bà cụ đi làm, tôi liền chui ra khỏi vỏ ốc để dọn dẹp nhà cửa, cho đàn lợn ăn, làm cỏ, tưới rau… Vì vậy mỗi khi đi làm đồng về nhà, bà đều đều thấy nhà cửa gọn gàng tinh tươm. Thấy vậy, bà lão sinh nghi. Một hôm, bà giả vờ đi làm, đến giữa đường thì bà quay lại đứng rình. Như thường lệ, tôi lại chui ra khỏi vỏ ốc để giúp bà, bỗng từ đâu và chạy đến đập vỡ vỏ ốc, ôm lấy tôi và nói:

- Con ơi, con đừng đi nữa! Hãy ở đây với già cho già bớt cô quạnh.

Thương bà cụ tốt bụng nên tôi ở lại, không trở về Thủy cung nữa. Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hữu Nghĩa
Xem chi tiết
Hoàng Thu Trang
Xem chi tiết
BOSS##KA
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Khánh Huyền
Xem chi tiết
Lăng Văn Hùng
Xem chi tiết
hưng phát
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Xem chi tiết