III. ĐỀ KIỂM TRA
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO
Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.
Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức.
Nghĩ giờ này ở quê
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt.
Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sáng lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua…
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại.
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
(Trích Hồ trong mây - Đặng Hiển)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 8).
Câu 1. (0,5 điểm) Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát | B. Bốn chữ | C. Năm chữ | D. Thơ tự do |
Câu 2. (0,5 điểm) Trong các từ sau, từ nào là từ láy?
A. thao thức | B. thức tỉnh | C. đánh thức | D. thức giấc |
Câu 3. (0,5 điểm) Nhân vật người mẹ trong bài thơ vắng nhà trong tình huống nào?
A. ngày mưa | B. ngày bão | C. ngày tết | D. ngày đầu đông |
Câu 4. (0,5 điểm) Chủ đề của bài thơ là gì?
A. Tình yêu và đức hy sinh của mẹ là phép nhiệm màu sưởi ấm lòng con.
B. Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt là nét đẹp trong đời sống của người Việt.
C. Hạnh phúc của trẻ thơ chính là được phụ giúp bố mẹ làm việc nhà.
D. Bài thơ tôn vinh vị trí của người mẹ và ngợi ca tình cảm gia đình.
Câu 5. (0,5 điểm) Hai câu thơ “Thương bố con vụng về / Củi mùn thì lại ướt” đã khắc họa tâm trạng của người mẹ như thế nào?
A. Mẹ thao thức vì con đang bị ốm.
B. Mẹ bồn chồn, lo lắng cho bố con lúc gặp thiên tai
C. Mẹ an nhiên khi bố và các con đều có tinh thần tự lập.
D. Mẹ thất vọng vì bố con vụng về.
Câu 6. (0,5 điểm) Tác giả kể lại bố đã làm gì khi không có mẹ bên cạnh?
A. Che lại mái nhà sau cơn bão
B. Giúp đỡ hàng xóm khắc phục hậu quả
C. Đội nón đi chợ, thay mẹ nấu món canh chua
D. Phơi lúa bị cơn mưa dài làm ướt
Câu 7. (0,5 điểm) Các chi tiết “chị vẫn hái lá”, “Em thì chăm đàn ngan” thể hiện điều gì?
A. chị và em biết giúp đỡ gia đình C. chị và em thích vật nuôi | B. chị và em chăm ngoan học giỏi D. chị và em biết yêu đất nước |
Câu 8. (0,5 điểm) Tại sao nói, bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” đã kết thúc rất có hậu?
A. Ông bà đã gửi cho con cháu một lá thư tay cùng lời nhắn gửi yêu thương.
B. Gia đình xây được một căn nhà mới rất khang trang và đẹp đẽ.
C. Bố và con được mẹ tặng những món quà quê quý giá.
D. Bão tan, trời xanh trở lại, mẹ về mang theo hạnh phúc ngập tràn.
Câu 9. (1,0 điểm) Qua lời tỏ bày của nhân vật trữ tình, em hãy nêu cảm nhận của mình về tình cảm gia đình trong bài thơ?
Câu 10. (1,0 điểm) Là một người con, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 3-5 câu)
II. VIẾT (4.0 điểm
Em hãy viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc mà em biết.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
ĐƯA CON ĐI HỌC
Tế Hanh
Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc
Lúa đang thì ngậm sữa
Xanh mướt cao ngập đầu
Con nhìn quanh bỡ ngỡ
Sao chẳng thấy trường đâu?
Hương lúa tỏa bao la
Như hương thơm đất nước
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước
Thu 1964
(In trong Khúc ca mới, NXB Văn học,)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do | C. Lục bát |
B. Năm chữ | D. Bốn chữ |
Câu 2. Từ “đường” trong bài thơ trên và từ "đường" trong cụm từ "Ngọt như đường" thuộc loại từ nào?
A. Từ đồng âm | C. Từ đồng nghĩa |
B. Từ trái nghĩa | D. Từ đa nghĩa |
Câu 3. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?
A. Gieo vần lưng C. Gieo vần chân
B. Gieo vần linh hoạt D. Vần lưng kết hợp vần chân
Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ" là cụm từ gì?
A. Cụm danh từ C. Cụm động từ
B. Cụm tính từ D. Cụm chủ vị
Câu 5. Em hiểu như thế nào là "bỡ ngỡ" trong câu thơ: “Con nhìn quanh bỡ ngỡ”?
A. Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì còn mới lạ chưa quen
B. Có cảm giác sợ sệt trước những điều mới lạ
C. Có cảm giác lạ lẫm, bối rối trước mọi việc
D. Cảm thấy lo lắng không yên tâm về một vấn đề gì đó
Câu 6. Tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa" là gì?
A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người
B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm
C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn
D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ
Câu 7. Theo em, hình ảnh hạt ngọc được nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh nào?
A. Nắng mùa thu | C. Hương lúa mùa thu |
B. Gió mùa thu | D. Sương trên cỏ bên đường |
Câu 8. Chủ đề của bài thơ là gì?
A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con
B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước
C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha
D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha
Câu 9. Theo em người cha muốn nói điều gì với con qua hai câu thơ sau?
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước.
Câu 10. Qua bài thơ em cảm nhận được những tình cảm nào?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
Đề 1
Câu 1: A. Lục bát
Câu 2: A. thao thức
Câu 3: B. ngày bão
Câu 4: D. Bài thơ tôn vinh vị trí của người mẹ và ngợi ca tình cảm gia đình.
Câu 5: B. Mẹ bồn chồn, lo lắng cho bố con lúc gặp thiên tai.
Câu 6: C. Đội nón đi chợ, thay mẹ nấu món canh chua.
Câu 7: C. chị và em thích vật nuôiCâu 8: D. Bão tan, trời xanh trở lại, mẹ về mang theo hạnh phúc ngập tràn.Câu 9: Tình cảm gia đình trong bài thơ được trữ tình và đáng quý. Nhân vật trữ tình đã miêu tả tình yêu thương, sự chăm sóc và hy sinh của mẹ và gia đình. Tình cảm gia đình được coi là một giá trị quan trọng và đáng trân trọng trong cuộc sống. Câu 10: Em sẽ cố gắng học tập và làm việc chăm chỉ để đạt được thành công trong cuộc sống. Em sẽ luôn quan tâm và chăm sóc cho gia đình, giúp đỡ và chia sẻ với bố mẹ trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Em sẽ tôn trọng và yêu thương gia đình, tạo ra một môi trường hạnh phúc và ấm cúng cho tất cả thành viên trong gia đình.
Đề 2
Câu 1: C. Lục bát
Câu 2: B. Từ trái nghĩa
Câu 3: D. Vần lưng kết hợp vần chân
Câu 4: A. Cụm danh từ
Câu 5: A. Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì còn mới lạ chưa quen Câu 6: B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm
Câu 7: A. Nắng mùa thu
Câu 8: C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha
Câu 9: Người cha muốn nói với con rằng con hãy đi cùng cha, trường của con đang ở phía trước và cha muốn con được học tập và phát triển.
Câu 10: Tình cảm của người cha dành cho con, tình yêu quê hương và đất nước, niềm vui và lòng biết ơn của người con đối với người cha.
ý Công Uẩn người làng cổ Pháp thuộc Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay ở làng Đình Bảng vẫn còn có lăng và đền thờ các vua nhà Lý.
Tục truyền rằng Công uẩn không có cha; mẹ là Phạm Thị đi chơi chùa Tiên Sơn (làng Tiên Sơn, phủ Từ Sơn) , đêm về nằm mộng thấy "đi lại" với thần nhân, rồi có thai đẻ ra đứa con trai. Lên ba tuổi, đứa bé càng khôi ngô tuấn tú; gia đình đem cho nhà sư ở chùa cổ Pháp tên là Lý Khánh Văn làm con nuôi. Lý Công uẩn được học hành chữ Nho, kinh Phật và võ nghệ từ nhỏ, lớn lên dưới mái chùa, trở thành một tài trai văn võ siêu quần.
Ngoài 20 tuổi, Lý Công uẩn đã làm võ tướng dưới triều vua Lê Đại Hành, từng lập công to trong trận Chi Lăng (981) đại phá quân Tống xâm lược, chém đầu tướng giặc Hầu Nhân Bảo. Về sau, ông giữ chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, nắm trong tay toàn bộ binh quyền. Đức trọng tài cao, ông được quần thần và tướng sĩ rất kính phục. Năm 1005, Lê Đại Hành băng hà. Ngôi vua được truyền cho Lê Long Việt. Chỉ 3 ngày sau, Lê Long Đĩnh giết anh, giành lấy ngai vàng. Lê Long Đĩnh là một tên vua vô cùng bạo ngược khác nào Kiệt, Trụ ngày xưa. Hắn hoang dâm vô độ, nên mắc bệnh không ngồi được; đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Vua Ngọa Triều. Cuối năm 1009, Lê Ngọa Triều chết. Năm đó, Lý Công uẩn đã 35 tuổi. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê lắm rồi; quân thần và tầng lớp tăng lữ suy tôn ông lên ngôi báu, mở đầu triều đại nhà Lý (1010- 1225).
Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế vào đầu xuân 1010, tức là vua Lý Thái Tổ nhà Lý. Nhà vua trị vì được 19 năm, thọ 55 tuổi, băng hà năm 1028
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: A
Câu 4: C
Câu 5: A
Câu 6: B
Câu 7: D
Câu 8: A
Câu 9:
Theo em người cha muốn nói:
- Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ mãi dõi theo con, đồng hành cùng con trên mọi chặng đường
- Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con
Câu 10:
Qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm của cha dành cho con là vô tận, cha luôn đồng hành cùng con trên mọi chặng đường, luôn ở bên con, giúp đỡ khi con cần. Qua đó thể hiện tình phụ tử rất thiêng liêng, là thứ tình cảm ẩn sau mọi hành động yêu thương, quan tâm mà cha dành cho con.