Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm trường duy

I. Trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn câu trả lời đúng

Câu 1.   Mặt phẳng chiếu cạnh là:

A. Mặt chính diện.      B. Mặt nằm ngang.   C. Mặt bên trái.    D. Mặt bên phải.

Câu 2.   Hình chiếu bằng của một vật thể có hướng chiếu:

A. Từ trái sang phải. B. Từ phải sang trái. C. Từ trên xuống. D. Từ dưới lên.

Câu 3.   Dụng cụ dùng để kẹp chặt là:

A. Kìm răng, mỏ lết. B. Kìm răng, êtô.      C. Êtô, mỏ lết.                 D. Cờ lê, êtô

Câu 4.   Chi tiết máy là phần tử :

A. Có cấu tạo chưa hoàn chỉnh.                

B. Không thể tháo rời ra được hơn nữa.

C. Có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.

D. Có thể tháo rời ra được và thực hiện một nhiệm vụ trong máy.

Câu 5.   Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể:

    A. Tiếp xúc với mặt phẳng cắt.                          B. Bị cắt làm đôi.

    C. Ở trước mặt phẳng cắt.                               D. Ở sau mặt phẳng cắt.

Câu 6.   Mối ghép bằng bu lông, then, chốt là:

A. Mối ghép cố định , có thể tháo được.    

B. Mối ghép không cố định, có thể tháo được.

C. Mối ghép cố định, không thể tháo được.

D. Mối ghép cố định và mối ghép không cố định.

Câu 7: trong các vật liệu sau, nhóm vật liệu phi kim loại gồm                           

   A. gang và thép.                       B.đồng, nhôm, sắt.       

   C.cao su, chất dẻo nhiệt.         D.bạc, cao su.

 

Câu 8.    Để tháo lắp trục trước xe đạp ta cần có tối thiểu những dụng cụ nào sau đây:

    A. Cờ lê, mỏ lết.   B. Cờ lê, tua vít.       C. Mỏ lết, kìm răng.     D. Kìm răng, tua vít.

Câu 9. Các hình chiếu vuông góc của hình cầu đều là:

            A.  Tam giác cân         B.Hình vuông            C. Hình tròn       D. Hình chữ nhật

Câu 10.  Để vẽ đường đỉnh ren của ren nhìn thấy, người ta quy ước vẽ bằng nét gì?

A. Nét liền mãnh                              C. Nét đứt

B. Nét liền đậm                                 D. Vẽ nét liền đậm và ¾ đường tròn

Câu 11. Một số dụng cụ tháo, lắp gồm:   

A. Mỏ lết, ê tô            B. Cờ lê, cưa             C. Đục, mỏ lết            D. Cờ lê, tua vít.

Câu 12. Phần tử nào sau đây không phải là chi tiết máy?

            A.Chiếc xe đạp.     B.Vòng bi.                    C.Khung xe đạp.    D.Trục.

Câu 13: Những vật liệu nào sau đây là kim loại màu?

            A. Đồng                      B. Nhôm             C. Gang                  D.Thép

Câu 14: Hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng của hình nón có các dạng :

A. Ba hình tam giác                       B. Hai hình tròn, một hình tam giác

C. Ba hình tròn                              D. Hai hình tam giác cân, một hình tròn

Câu 15: Thước lá được làm bằng vật liệu gì?

            A. Đồng                      B. Nhôm           C. Sắt                       D.Thép hợp kim dụng cụ

Câu  16: trong các vật liệu sau, nhóm vật liệu phi kim loại gồm                         

   A. gang và thép.       B.đồng, nhôm, sắt.        C.cao su, chất dẻo nhiệt.         D.bạc, cao su. Câu 17: Khi dũa bề mặt gia công vuông phải chọn loại dũa nào?

A. Dũa vuông            B. Dũa tam giác        C. Dũa dẹt                  D. Dũa tròn

Câu 18:  Khớp tịnh tiến được ứng dụng trong:

A.        Trục quạt máy                                   B.        Trục trước xe đạp

C.        Khớp ở giá gương xe máy               D.        Ống bơm tay xe đạp

 

Câu 19: Nhược điểm của mối ghép bằng ren là:

 A. chịu lực kém.                                          B.khó tháo lắp.          

C.dễ hỏng ren.                                   D.chỉ ghép các chi tiết dày.

Câu 20: Vật liệu kim loại đen được gọi là thép khi có tỉ lệ cacbon (C) là:

    A. C > 2,14%          B. C ≤ 2,14%               C. C  ≥ 2,14%               D.C <2,14%

Câu 21 : Chi tiết máy có công riêng là:

A. Bu lông                                        B. Đai ốc

C. Khung xe đạp                               D. Lò xo

II. Tự luận

Câu 1: Vì sao chúng ta phải học môn vẽ kĩ thuật?

Trả lời: Học vẽ kĩ thuật để vận dụng vào đời sống và học tốt các môn khoa học khác.

Câu 3: Nêu nội dung, công dụng của các loại bản vẽ? Nội dung bản vẽ lắp có nội dung gì khác so với bản vẽ chi tiết?

Trả lời: - Nội dung bản vẽ chi tiết gồm: hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên. Công dụng: bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy.

            - Nội dung bản vẽ lắp gồm: hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên. Công dụng: bản vẽ lắp dùng để thiết kế, láp ráp và sử dụng sản phẩm.

            - Nội dung bản vẽ nhà gồm: hình biểu diễn ( mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt)và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà. Công dụng: bản vẽ nhà dùng trong thiết kế thi công xây dựng ngôi nhà.

Câu 4: Người ta thường dùng bao nhiêu hình chiếu để biểu diễn khối tròn xoay ?

Trả lời:  Người ta thường dùng hai hình chiếu để biểu diễn khối tròn xoay, một hình chiếu đứng thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu (bằng hoặc cạnh) thể hiện hình dạng và đường kính mặt đáy.

Câu 5: Vật liệu cơ khí có những tính chất cơ bản nào, nêu khái niệm tính công nghệ, tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?        

Trả lời:

 - Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí gồm: cơ tính, lí tính, hóa tính, tính công nghệ.

Trần Quang Minh
13 tháng 1 2022 lúc 20:39

cho ngắn đi tí

 


Các câu hỏi tương tự
Phạm trường duy
Xem chi tiết
Nguyễn ngọc anh
Xem chi tiết
Phan Thị ánh Tuyết
Xem chi tiết
HòΔ ThΔnh-8Δ3
Xem chi tiết
tuấn nguyễn
Xem chi tiết
Kindda Sus
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hà
Xem chi tiết
ngoc tran
Xem chi tiết
huỳnh
Xem chi tiết