Hỗn hợp khí X gồm (CH4 ,CO2 ,O2) cùng đo ở điều kiện nhiệt độ và áp suất ,trong đó tỉ lệ số mol CH4 và CO2 lần lượt là 1:1 biết tỉ khối hỗn hợp X so với Hidro là 15,5
-tính phần trăm thể tích mỗi khí ý trong hỗn hợp X
-Tính phần trăm khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp X
Hỗn hợp khí X gồm (CH4 ,CO2 ,O2) cùng đo ở điều kiện nhiệt độ và áp suất ,trong đó tỉ lệ số mol CH4 và CO2 lần lượt là 1:1 biết tỉ khối hỗn hợp X so với Hidro là 15,5
-tính phần trăm thể tích mỗi khí ý trong hỗn hợp X
-Tính phần trăm khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp X
Hỗn hợp A gồm CH 4 , C 2 H 2 và một hiđrocacbon X có công thức C n H 2 n + 2 .Cho 0,896 lít hỗn hợp A đi qua dung dịch brom dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 0,448 lít hỗn hợp hai khí. Biết rằng tỉ lệ số mol của CH 4 và C n H 2 n + 2 trong hỗn hợp là 1 : 1, khi đốt cháy 0,896 lít A thu được 3,08 gam khí CO 2 (thể tích khí đo ở đktc). Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A.
Hỗn hợp A gồm 3 hiđrocacbon ở thể khí: CxH2x+2, CyH2y và CzH2z-2, trong đó thể tích CzH2z-2 gấp 3 lần thể tích CxH2x+2. Đốt cháy hoàn toàn 1,344 lít hỗn hợp A (đktc), toàn bộ sản phẩm cháy cho qua bình đựng Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 9,56 gam và xuất hiện 16 gam kết tủa trắng.
a) Tính thành phần % theo thể tích của mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp A. Biết rằng thể tích các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
b) Xác định công thức phân tử của 3 hiđrocacbon, biết rằng trong hỗn hợp A có 2 hiđrocacbon có cùng số nguyên tử C và đều bằng một nửa số nguyên tử C của hiđrocacbon còn lại.
Đốt cháy 28 ml hỗn hợp khí metan và axetilen cần dùng 67,2 ml khí oxi (Các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Thành phần phần trăm theo thể tích của metan và axetilen lần lượt là:
A. 20%, 80%
B. 80%, 20%
C. 30%, 70%
D. 70%, 30%
Hỗn hợp khí X chứa ankan A (CnH2n+2 có tính chất tương tự metan), anken B (CmH2m có tính chất tương tự etilen), axetilen và hiđro. Nung nóng a gam X trong bình kín (có xúc tác Ni, không chứa không khí) cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ V lít khí O2, thu được hỗn hợp Z gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Z từ từ qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,92 gam. Hỗn hợp Y có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 1M. Mặt khác, nếu cho 6,72 lít hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư thì có 38,4 gam Br2 phản ứng. Tổng số nguyên tử cacbon trong A và axetilen gấp 2 lần số nguyên tử cacbon trong B, số mol A bằng số mol B, thể tích các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Xác định công thức phân tử của A, B, (Với n ¹ m; n, m là các số nguyên có giá trị ≤ 4)
b) Tính V.
Hỗn hợp chất rắn A gồm FeCO3, FeS2 và tạp chất trơ. Hỗn hợp khí B gồm 20% oxi và 80% nitơ về thể tích. Cho hỗn hợp A vào bình kín dung tích 10 lít ( không đổi) chứa lượng hỗn hợp B vừa đủ. Nung nóng bình cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các phản ứng cùng tạo ra một oxit sắt, oxit này phản ứng với dung dịch HNO3 dư không tạo ra khí. Sau phản ứng, đưa nhiệt độ bình về 136,50C, trong bình còn lại chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 17 và áp suất trong bình là P atm. Cho dòng khí CO dư đi qua X đun nóng, biết rằng chỉ xảy ra phản ứng khử oxit sắt thành kim loại và đạt hiệu suất 80%.Sau phản ứng thu được 27,96 gam chất rắn Z, trong đó kim loại chiếm 48,07% khối lượng.
(a) Tính giá trị của P ( coi thể tích chất rắn X là rất nhỏ) và thành phần % khối lượng tạp chất trong A.
(b) Cho Y phản ứng với oxi ( dư) có V2O5 ( xúc tác) ở 4500C, hấp thụ sản phẩm vào 592,8 gam nước, được dung dịch C ( D = 1,02 gam/ml). Tính nồng độ mol của dung dịch C. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 100%.
4.Đốt cháy 28ml hỗn hợp khí metan và axetilen cần phải dùng 67,2ml khí oxi
a) tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp
b) tính thể tích khí CO2 sinh ra
(các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
X, Y, Z là các chất hữu cơ ( chứa C, H, O), mỗi chất chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Khi cho X, Y phản ứng với nhau tạo ra Z. Có hỗn hợp E gồm số mol bằng nhau của X, Y, Z. Nếu cho E tác dụng hết với NaHCO3 thì thu được V lít khí và muối natri của X. Nếu cho E tác dụng hết với Na thì thu được 0,75V lít khí ( các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) và số mol khí bằng ½ số mol hỗn hợp E. Đốt cháy hoàn toàn 1,62 gam muối natri ở trên của X thu được 672 ml CO2 ( đktc) và 0,36 gam nước, còn lại là một chất rắn. Đun nóng Y với dung dịch H2SO4 đặc thu được sản phẩm hữu cơ Y1 có tỉ khối hơi so với Y là 34/43. Đun nóng Y1 với dung dịch KMnO4/ H2SO4 được Y2 là sản phẩm hữu cơ duy nhất, không có khí thoát ra, Y2 có cấu tạo mạch cacbon thẳng và là điaxit.
(a) Viết công thức cấu tạo của X, Y, Z, Y1 và Y2.
(b) Chia 5,6 gam hỗn hợp G gồm X, Y, Z thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất cần dùng vừa hết 9,408 lít khí oxi (đktc). Phần thứ hai phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 2M, trong hỗn hợp sau phản ứng có chứa a gam muối của X và b gam chất Y. Tính các giá trị của a và b.