Hỗn hợp M gồm một rượu no A và một axit đơn chức B, cả 2 đều mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M phải dùng một lượng vừa đủ 30,24 lít O2, sản phẩm sinh ra gồm 52,8gam CO2 và 19,8 gam H2O. Trong M hai chất A, B có cùng số nguyên tử C và nB > nA. Công thức A, B và số mol của chúng lần lượt là:
A. C3H6(OH)2 : 0,15 mol; C3H4O4 : 0,25 mol
B. C3H6(OH)2 : 0,15 mol; C3H4O2 : 0,25 mol
C. C3H7OH : 0,1 mol; C3H4O4 : 0,3 mol
D. C3H6(OH)2 : 0,1 mol; C3H4O2 :0,3 mol
Cho 0,4 mol hỗn hợp X gồm 2 rượu no, đơn chức, bậc I, là đồng đẳng kế tiếp đun nóng với H2SO4 đặc ở 140 ° C thu được 7,704 gam hỗn hợp 3 ete. Tham gia phản ứng ete hóa có 50% lượng rượu có khối lượng phân tử nhỏ và 40% lượng rượu có khối lượng phân tử lớn. Tên gọi của 2 rượu trong X là
A. metanol và etanol
B. etanol và propan-1-ol
C. propan-1-ol và butan-1-ol
D. pentan-1-ol và butan-1-ol
Hỗn hợp X chứa 3 chất A, B, C đều là đồng đẳng của benzen (các khối lượng mol: MA < MB < MC), trong đó A và C có số mol bằng nhau và cách nhau 2 chất trong dãy đồng đẳng.
Để đốt cháy hoàn toàn 48,8 g hỗn hợp X cần dùng vừa hết 153,6 g O 2 .
1. Xác định công thức phân tử của A, B, C biết rằng chất B không có đồng phân là hợp chất thơm.
2. Hãy tính phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp X.
Hỗn hợp X có 2 rượu đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy 0,2 mol X được 0,65 mol H2O. % số mol của rượu có phân tử khối nhỏ hơn là
A. 8%
B. 25%
C. 50%
D. 75%
Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A, B có cùng số nguyên tử cacbon. A, B chỉ có thể là ankan hay anken. Đốt cháy 4,48 lít (đkc) hỗn hợp X thu được 26,4g CO2 và 12,6g H2O. Xác định CTPT và số mol của A, B trong hỗn hợp X.
A. 0,1 mol C3H8 và 0,1 mol C3H6.
B. 0,2 mol C2H6 và 0,2 mol C2H4.
C. 0,08 mol C3H8 và 0,12 mol C3H6.
D. 0,1 mol C2H6 và 0,2 mol C2H4.
Một hỗn hợp X gồm 1 anken A và 1 ankin B, A và B có cùng số nguyên tử cacbon. X có khối lượng là 12,4g, có thể tích là 6,72 lít. Các thể tích khí đo ở đktc. CTPT và số mol A, B trong hỗn hợp X là
A. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2.
B. 0,1 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.
C. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.
D. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2.
Một rượu no đơn chức A có tỉ khối hơi đối với rượu no B là 0,5. Khi cho cùng khối lượng A và B tác dụng với natri dư thì thể tích khí thoát ra từ B lớn gấp 1,5 từ A. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 4,6 gam mỗi rượu thì thu được 7,84 lit khí CO2 đo ở đktc. Cho biết CTCT của 2 rượu trên.
A. C2H5OH và C3H5(OH)3.
B. CH3OH và C2H5OH.
C. C4H9OH và C2H4(OH)2.
D. CH3OH và C3H5(OH)3.
Hỗn hợp M chứa ancol no A và axit cacboxylic đơn chức B, cả hai đều mạch hở. Tổng số mol 2 chất trong hỗn hợp M là 0,5 mol. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M cần dùng vừa hết 30,24 lít O 2 . Sản phẩm cháy gồm có 23,4 g H2O và 26,88 lít C O 2 . Các thể tích đo ở đktc.
Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên gọi và phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp M, biết rằng chất B hơn chất A một nguyên tử cacbon.
Hỗn hợp X gồm: 2 rượu đơn chức Y, Z hơn kém nhau 2 nguyên tử C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp X thu được 0,5 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Mặt khác, cho 12,2 gam hỗn hợp X vào bình đựng K (dư), kết thúc phản ứng thấy khối lượng bình tăng 11,9 gam. Hỗn hợp X là
A. CH3OH; CH2=CHCH2OH
B. CH3CH2OH, CH2=C(CH3)-CH2OH
C. CH3OH; CH3(CH2)2OH
D. CH3OH; CHºCCH2OH