Ở tế bào sống, các chất có thể được hấp thụ từ môi trường ngoài vào trong tế bào, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hấp thụ ở tế bào?
I. Nhờ sự khuyếch tán và thẩm thấu các chất qua màng tế bào theo cơ chế bị động.
II. Nhờ sự hoạt tải các chất qua màng tế bào một cách chủ động.
III. Nhờ khả năng biến dạng của màng tế bào mà các phân tử kích thước lớn được đưa vào.
IV. Nhờ khả năng vận chuyển chủ động mà các chất đi vào không cần tiêu tốn năng lượng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Sự trao đổi khí ở động vật diễn ra theo cơ chế khuếch tán không cần năng lượng. Tuy nhiên quá trình hô hấp vẫn tiêu tốn một lượng năng lượng khá lớn của cơ thể. số kết luận đúng để giải thể quá trình này?
I. Sự vận chuyển khí O2 và CO2 phải gắn vào chất mang.
II. Sự bay hơi nước qua bề mặt hô hấp làm mất nhiệt.
III. Sự thông khí phụ thuộc vào hoạt động của các cơ hô hấp.
IV. Sự vận chuyển khí O2 và CO2 nhờ liên kết với hồng cầu.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Khi nói đến sự khuếch tán các chất qua màng sinh chất, có bao nhiêu phát biểu đúng về sự khuyếch tán ion qua màng tế bào?
I. Có thể khuếch tán qua kênh prôtein (theo chiều Gradien nồng độ)
II. Có thể vận chuyển (chủ động) qua kênh prôtein ngược chiều Gradien nồng độ.
III. Vận chuyển thụ động qua lớp phôtpholipit là với chất không phân cực và có kích thước nhỏ ( , O2, lipit, rượu...)
IV. Vận chuyển thụ động qua kênh prôtêin là với các chất phân cực, ion, các chất có kích thước lớn (K+, Na+, Cr...).
A. 1.
B. 2.
C.3.
D.4.
Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:
(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit
(2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng
(3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào
(4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu hap ATP
Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Khi nói đến sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Có bao nhiêu phát biểu đúng về sự vận chuyển thụ động?
I. Cần tiêu tốn ATP. II. Không cần tiêu tốn năng lượng.
III. Phải qua kênh protein. III. Cần các bơm đặc biệt trên màng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào” vì
(1) ATP là một hợp chất cao năng
(2) ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc chuyển nhóm photphat cuối cùng cho các chất đó để tạo thành ADP
(3) ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của tế bào
(4) Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP.
Những giải thích đúng trong các giải thích trên là
A. (1), (2), (3)
B. (3), (4)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (2), (3), (4)
Nghiên cứu một số hoạt động sau
(1) Tổng hợp protein
(2) Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và glucozo qua màng
(3) Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch
(4) Vận động viên đang nâng quả tạ
(5) Vận chuyển nước qua màng sinh chất
Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng ATP?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2 khuếch tán qua lớp………6……của màng sinh chất. Các chất phân cực hoặc các ion khuếch tán qua các……7………xuyên màng. Hình thức vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất bao gồm…8… và …9…..
Phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là……10……….., còn được gọi là…………11………….quá trình vận chuyển này đòi hỏi phải được cung cấp …………12……….Nguồn năng lượng cho quá trình vận chuyển chất chủ động là …13…
Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính như:
(1) Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể
(2) Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào
(3) Vận chuyển các chất qua màng
(4) Sinh công cơ học
Những khẳng định đúng trong các khẳng định trên là
A. (1), (2)
B. (1), (3)
C. (1), (2), (3)
D. (2), (3), (4)
Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang” chính là các phân tử?
A. Protein xuyên màng
B. Photpholipit
C. Protein bám màng
D. Colesteron