HOA NGHỆ
Mẹ kể hồi ấy, mẹ còn bé lắm, mới mười hai tuổi, chạy tản cư ra vùng tự do với bà. Một mình ông ở lại xóm này, một túp lều, một niêu đất, nhà cửa Tây đã đốt sạch. Ông để râu dài, mặc quần áo rách, lấy nghề bắt chuột làm nghề hợp pháp, che mắt địch. Ông đi đây đi đó trinh sát, đưa tin cho cán bộ ta. Chúng nó bắt ông lên bốt mấy lần, tra khảo, đánh đập nhưng không sao tìm ra chứng cớ, lại phải tha. Góc vườn kia – nơi bây giờ mẹ vẫn trồng nghệ - dưới chân bụi nghệ là nơi ông cất giấu tài liệu của Đảng. Cái thùng sắt bí mật của ông tuyệt đối an toàn, và nơi ông cất giấu nó nổi tiếng đến nỗi các bác Huyện ủy sau này cứ gọi đùa ông là cụ Đồng Nghệ vì khóm nghệ, hoa nghệ là tín hiệu liên lạc của ông với Đảng trong suốt thời kì đen tối.
Tuấn ngồi xuống bậu cửa, kính cẩn ngắm nhìn hình ảnh ông lồng trong khung kính. Ông hiền lành thế kia, ai mà biết được ông đã tận tụy hi sinh như thế. Bao giờ nghệ ra hoa, Tuấn sẽ cắt hoa nghệ cúng ông. Phải rồi, hoa nghệ mỏng manh dịu mát như cánh hoa bèo, thật vô danh, thật khiêm tốn, nhưng tinh khiết và cao quý. Đúng rồi, hoa nghệ chính là tượng trưng cho cuộc đời chiến đấu của ông.
( Vũ Tú Nam)
Câu 6: Trong câu: “Tuấn ngồi xuống bậu cửa, kính cẩn ngắm nhìn hình ảnh ông lồng trong khung kính.” Em hiểu thế nào là “kính cẩn” là gì?
Câu 7: Gạch dưới chủ ngữ, vị ngữ trong câu “Bao giờ nghệ ra hoa, Tuấn sẽ cắt hoa nghệ cúng ông.”
- Chủ ngữ:………………………………………………………………….
- Vị ngữ:……………………………………………………………………..
Câu 8: Câu “Góc vườn kia – nơi bây giờ mẹ vẫn trồng nghệ - dưới chân bụi nghệ là nơi ông cất giấu tài liệu của Đảng.” dấu gạch ngang dùng để:
………………………………………………………………………………………
Câu 9: Câu “Tuấn ngồi xuống bậu cửa, kính cẩn ngắm nhìn hình ảnh ông lồng trong khung kính”. Thuộc kiểu câu gì?...........................................................................
câu 8: dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thik
câu 9:
câu Tuấn ngồi xuống........khung kính thuộc kiểu câu ai lm j